Tư vấn

Xin bác sĩ giải đáp giúp em

Em năm nay 18 tuổi. Trong 1 tuần trở lại đây em hay bị khó thở sau mỗi bữa ăn, hít vào khó, ăn ít, mau no và khoảng 3 ngày nay thì hoạt động mạnh tí là khó thở. Em đang không biết mình bị vấn đề gì! Xin bác sĩ cho em lời khuyên và cho e biết em nên khám ở bệnh viện nào là tốt. Em đang ở TP.HCM ạ

Chào bạn!

Có rất nhiều nguyên nhân gây khó thở, nặng ngực:

1/ Nguyên nhân nguồn gốc phổi:

– Do hẹp đường hô hấp: hen phế quản, giãn phế nang… Thông thường các loại khó thở này thường kèm theo tiếng thở rít, ồn ào.

– Khó thở do tổn thương nhu mô phổi: viêm phổi cấp, lao phổi…

2/ Nguyên nhân tim mạch: hẹp hở hai lá, suy tim…

3/ Khó thở do biến đổi hoá học:

– Đứng đầu là do thiếu máu: Khó thở thường nhẹ, ít khi dẫn đến khó thở khi nằm nhưng thường xuất hiện khi gắng sức.

– Khó thở trong các bệnh mạn tính gây tăng ure máu và đường máu trong bệnh suy thận, suy gan, đái tháo đường.

4/ Khó thở nặng ngực do nguyên nhân thần kinh:

– Khí thở do nguyên nhân thực thể ở thần kinh như: bệnh bại liệt, bệnh nhược cơ: Lúc đầu là khó thở do gắng sức sau khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục.

– Yếu tố tâm lý: Một số người hay lo âu, hồi hộp có kèm với khó thở. Thật ra đó chỉ là những cảm giác khó chịu xuất hiện trong thời gian ngắn mỗi khi hít vào sâu. Cũng có khi tình trạng khó thở này gặp ở những người phụ nữ có rối loạn thần kinh chức năng. Nên nghĩ đến tình trạng khó thở tâm căn này khi không tìm thấy tổn thương nào ở phổi, tim mạch cũng như không có tìm thấy khó thở do nguyên nhân chuyển hoá.

Nếu như tình trạng khó thở nặng ngực không có dấu hiệu cải thiện bạn nên khám chuyên khoa tâm thần kinh, tim phổi tại các bệnh viện đầu ngành để được tư vấn cụ thể. Ở TP. HCM, bạn có thể đến khám tại bệnh viện Nhân Dân, Gia Định, Phạm Ngọc Thạch, BV Y dược TP. HCM…

Chúc bạn chóng khỏe!

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button