Chế độ ăn uống

Trẻ bị táo bón kiêng ăn gì và nên ăn gì để chóng khỏi?

Cha mẹ chớ bỏ qua

Tình trạng táo bón khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, đầy bụng, nôn trớ, kém ăn hoặc nứt rách hậu môn. Nếu không được điều trị sớm có thể làm cho trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất sau này. Do đó, khi trẻ có các triệu chứng táo bón, thì các mẹ cần biết bị táo bón kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ em, có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này:

– Sai lầm trong chế độ ăn uống: Uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn ít chất xơ (do ăn ít rau xanh, củ quả), ăn quá nhiều chất đạm, pha sữa quá đặc đều có thể gây táo bón. Trẻ uống nhiều sữa bò cũng dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Có thể nói, ăn uống không khoa học là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng táo bón ở trẻ em.

– Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Đây là các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng. Nguyên nhân này hiếm gặp, thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh và việc điều trị sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

– Trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, đi tiêu bị đau, gây co thắt hậu môn và táo bón.

– Thói quen nhịn đại tiện cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.

 

Trẻ bị táo bón thường chướng bụng, số lượng đi cầu giảm

 

 

Những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón sẽ có một số triệu chứng cơ bản như:

– Giảm số lần đại tiện bình thường: Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón.

– Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to. Trẻ đi ngoài khó khăn, không tự đi ngoài được, đau do phân rắn, són phân, kêu khóc và rất sợ đi ngoài.

– Bụng chướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng.

– Kèm theo hoặc không kèm theo một số triệu chứng toàn thân như đau bụng, quấy khóc, ưỡn bụng lên, tăng cân chậm, ăn uống kém, hay nôn trớ.

– Khám hậu môn thì có thể có các triệu chứng như không có phân, hoặc đầy phân trong bóng trực tràng, nứt kẽ hậu môn.

Trẻ bị táo bón kiêng ăn gì là tốt nhất?

Táo bón rõ ràng có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn hằng ngày. Vậy khi trẻ bị táo bón kiêng ăn gì để chóng khỏi nhất? Có một số loại thực phẩm mà các mẹ nên chú ý hạn chế cho bé sử dụng khi có các triệu chứng của táo bón:

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sử dụng một lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.

– Thịt đỏ: Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây táo bón là bởi thịt đỏ chứa nhiều chất đạm, chất béo, hệ tiêu hóa sẽ mất thời gian để xử lý. Đồng thời, thịt đỏ cũng chứa sắt và các sợi protein khó tiêu hóa, làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.

– Không nên ăn những loại rau già, nhiều chất xơ cứng gây cọ xát thành ruột hoặc các loại trái cây như hồng xiêm, ổi…

– Không nên cho trẻ ăn các loại bánh kẹo nhiều đường, các loại đồ ăn nhanh khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger, sanwich… Nhiều loại thực phẩm phổ biến như: bánh mì, mì ống, bánh quy giòn… cũng liên quan đến các triệu chứng đầy hơi, táo bón; do đó bạn nên hạn chế tối đa cho trẻ sử dụng các thực phẩm này.

 

 

Nên bổ sung rau củ quả trong thực đơn hằng ngày của trẻ bị táo bón

 

Khi trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Ngoài thắc mắc trẻ bị táo bón kiêng ăn gì thì câu hỏi trẻ bị táo bón nên ăn gì cũng được các bà mẹ quan tâm để đảm bảo cho bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, mà không làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

– Khi trẻ bị táo bón thì các mẹ nên chuẩn bị các món ăn có đủ chất nhưng dễ tiêu hóa cho trẻ như: cháo thịt nạc xay, cháo bí ngô thịt nạc, cháo cà rốt thịt nạc… Cùng với đó là tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ (chọn loại rau có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền, cải bó xôi). Khi nấu bột và cháo, lưu ý phải băm nhỏ hoặc xay nhuyễn để cho trẻ ăn cả cái.

– Bổ sung thêm các loại quả trong khẩu phần ăn hằng ngày như: chuối tiêu, đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quýt… Kiwi là loại quả tốt cho người bị táo bón bởi nó có khoảng 2,5 g chất xơ, rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe đường ruột. Ăn hai quả kiwi mỗi ngày giúp tăng số lần đi tiêu ở người bị táo bón. Lê cũng là một trong những thực phẩm rất giàu chất xơ, giúp kích hoạt những vi khuẩn có lợi bên trong ruột, điều chỉnh chức năng dạ dày, làm sạch đường ruột, phòng tránh tình trạng táo bón.

– Các loại đậu cũng là thực phẩm tốt, được khuyến khích sử dụng khi trẻ bị táo bón: Theo nghiên cứu, mỗi cốc đậu cung cấp hơn 10 gram chất xơ, cả hòa tan và không hòa tan, giúp thực phẩm di chuyển qua ruột dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh thêm vào những món súp, thịt hầm hoặc cháo cho trẻ.

– Các mẹ cũng có thể lấy khoai lang sống gọt vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống.

– Đối với những trẻ bú sữa bò bị táo bón thì cần pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm một thìa cà phê nước hoa quả tươi vào cốc sữa cho trẻ, hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ trên 5 tháng.

Một số món ăn tốt cho trẻ khi bị táo bón

1. Món cháo tôm rau dền

Rau dền là loại rau có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị tình trạng táo bón. Rau dền giàu vitamin, nhất là vitamin K, chất sắt. Rau giúp tăng cường sức đề kháng cho đường ruột, giảm hẳn tình trạng táo bón.

– Chuẩn bị: Gạo tẻ, rau dền, tôm, gia vị. Tùy theo khả năng hấp thụ của bé mà mẹ sử dụng một lượng thích hợp.

– Thực hiện: Cho gạo vào nấu cháo trước. Tôm bỏ vỏ, băm nhỏ, ướp thêm mắm muối, rau dền rửa sạch cắt nhỏ. Khi cháo đã chín nhừ thì cho tôm vào khuấy sôi rồi bỏ hết rau vào, đun thêm 5 phút, nêm gia vị vừa ăn. Có thể cho trẻ ăn món cháo này nhiều lần trong ngày.

 

Các món súp rau củ rất tốt cho bé bị táo bón

Các món súp rau củ rất tốt cho bé bị táo bón

 

2. Món súp củ cải, cà rốt và khoai tây

Chuẩn bị các nguyên liệu: Củ cải, cà rốt, khoai tây, mỗi loại 50g, đường, muối.

Thực hiện: Cho cà rốt và khoai tây vào hầm trước, củ cải cho vào sau, đến khi chín nhừ là được. Bỏ muối và đường trộn lên ăn.

Các nguyên liệu này rất giàu chất xơ, trong đó khoai tây còn có tác dụng kích thích tiêu hóa bên trong đường ruột, còn củ cải trắng có tác dụng giải một số chất độc trong cơ quan tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng táo bón ở trẻ.

3. Nước ép cà rốt và cải bó xôi

Nguyên liệu: 1 củ cà rốt, cải bó xôi tươi 100g.

Thực hiện: Cho cả 2 vào máy xay, ép lấy nước để sử dụng trong ngày. Có thể thêm sữa bò để tăng hương vị cũng như tăng hiệu quả điều trị bệnh táo bón.

Các mẹ nên chú ý, khi trẻ nhỏ bị táo bón hay rối loạn tiêu hóa thì tuyệt đối không nên ép con ăn nhiều, mà cho ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ và cần uống đủ nước trong ngày, có thể bổ sung bằng các loại nước ép trái cây.

Ngoài việc điều chỉnh trong chế độ ăn uống, các mẹ có thể thực hiện xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột. Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động mạnh nhất. Tránh để trẻ ngồi bô hoặc ngồi hố xí quá lâu.

Trên đây là những thông tin về trẻ bị táo bón kiêng ăn gì và nên ăn gì để chóng khỏi. Táo bón không phải là vấn đề sức khỏe có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ, nhưng nếu tình trạng táo bón lâu ngày thì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì thế, ngay khi trẻ có các triệu chứng táo bón, bạn hãy tích cực áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà là cách tốt nhất trước khi đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám.

 

Xem thêm: Cách chữa táo bón bằng mật ong

Đại tràng Tâm Bình

Giá bán lẻ 80.000 đồng

Hộp 60 viên dùng trong 10 ngày

Sản phẩm có bán tại
CÁC HIỆU THUỐC TRÊN TOÀN QUỐC
1800 65 68

3 lý do nên chọn Đại tràng Tâm Bình

  • 1 Giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm Đại tràng.

    Đại tràng Tâm Bình có Nhục đậu khấu, Trần bì, Sa nhân… giúp cầm đi ngoài, ấm tì vị, trị khó tiêu, trướng bụng đầy hơi, giảm đau bụng.

  • 2 Tái tạo phục hồi niêm mạc Đại tràng, hạn chế tái phát.

    Đại tràng Tâm Bình có Hoàng liên, Mộc hương… giúp kháng khuẩn, tiêu viêm phục hồi tổn thương niêm mạc đại tràng.

  • 3 Nguồn nguyên liệu an toàn, giá thành hợp lý.

    Dược phẩm Tâm Bình có vùng trồng dược liệu riêng, đảm bảo nguồn dược liệu sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng phục vụ sản xuất Đại tràng Tâm Bình.

>> Đại tràng Tâm Bình được bình chọn Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích <<

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button