Rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài – nguyên nhân và cách phòng bệnh

Nếu các biểu hiện rối loạn tiêu hóa của trẻ dưới 3 ngày, bố mẹ không nên quá lo lắng, lúc này cơ thể trẻ có thể tự cân bằng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng kéo dài từ 3 ngày trở lên, lúc này được gọi là chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài, các bậc phụ huynh sẽ phải làm gì?

Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ bởi hệ tiêu hóa còn non nớt và rất dễ phản ứng với những yếu tố từ bên ngoài. Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ sẽ có những biểu hiện như: nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón…

Một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

–         Do chế độ ăn uống không phù hợp với độ tuổi của trẻ, ít chất xơ hoặc thay đổi chế độ ăn từ bú sữa mẹ sang ăn dặm cũng có thể khiến trẻ chưa kịp thích nghi.

–         Do hệ miễn dịch của trẻ còn kém, chưa đủ sức chống lại các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

–         Do môi trường sống của trẻ không đảm bảo vệ sinh, đồ chơi trẻ thường tiếp xúc cũng ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại.

–         Do sử dụng kháng sinh trong thời gian dài tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ.

Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân
Rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân

Khi rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ ngoài vào kém đi, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng, chiều cao và trí não của trẻ. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nếu không kiểm soát kịp thời tình trạng này.

Khi phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài 3 ngày trở lên, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị hợp lý, tránh tình trạng tự ý mua thuốc cho trẻ uống, tự bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa:

–         Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp; bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cho trẻ từ các loại rau củ quả: rau sam, rau má, bí đỏ, rau rền, cam, chuối, đu đủ…

–         Cho trẻ uống nhiều nước, chia nhỏ nhiều lần uống, tránh tình trạng cho trẻ uống liền 1 cốc đầy khiến trẻ không kịp hấp thu, có thể dẫn tới tiêu chảy nhiều hơn.

–         Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói.

–         Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, đảm bảo môi trường sống, vui chơi và học tập của trẻ phải được sạch sẽ, tránh mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

–         Các thực phẩm chế biến cho trẻ phải đảm bảo rõ nguồn gốc, tươi ngon, không bị ôi thiu, ẩm mốc…

–         Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt, đồ ăn vỉa hè, ăn những đồ nhiều dầu mỡ gây khó tiêu như: xúc xích, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh…

Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ chủ động và lưu ý kỹ hơn tới các biểu hiện của trẻ, để kịp thời phát hiện bệnh tình và chữa trị sớm, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Xem thêm:

10 ngày chưa đi đại tiện
Măng tây và 10 lợi ích với sức khỏe
Đại Tràng: 10 Bí Mật Thú Vị!

Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button