Chế độ ăn uống

Tỏi – vị thuốc tuyệt vời

Tỏi là một gia vị có hương vị đặc biệt, dùng trong bữa ăn hàng ngày nhưng đồng thời cũng là một vị thuốc tuyệt vời, vì tỏi chứa nhiều hoạt chất sinh học nên được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.

Tác dụng của tỏi rất đa dạng, có hiệu quả với 4 nhóm bệnh:

– Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm đại tràng, tá tràng, loét dạ dày

– Thấp khớp: các trường hợp bị sưng khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương cốt

– Tim mạch: huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu

– Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản

Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, điều trị các bệnh đường ruột như: viêm đại tràng mạn tính, tả, lỵ… Đối với bệnh đại tràng, tỏi có tác dụng chống đầy hơi và giúp tống hơi ra khỏi ruột làm giảm chướng bụng, có chức năng làm giảm sinh hơi trong ruột do đó có tác dụng điều chỉnh rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân là do dư thừa hơi trong bụng. Tinh dầu tỏi có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn không có lợi trong ruột, làm giảm nguy cơ đại tràng và bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Tỏi rất tốt cho đường tiêu hóa, đường ruột

Về cách chế biến tỏi để chữa bệnh đại tràng, cách tốt nhất là ngâm rượu tỏi để uống. Lấy 300g đến 500g tỏi tươi ngâm vào 1 lít rượu hoặc lấy 40g tỏi khô ngâm vào 100ml rượu trắng. Cho tỏi vào lọ ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ, ban đầu có màu trắng sau đó sẽ chuyển dần sang màu vàng và 10 ngày sau nữa thì chuyển sang màu nghệ. Để chữa bệnh, người bệnh cần uống 40 giọt (tương đương 1 thìa café nhỏ) vào buổi sáng (trước khi ăn) và buổi tối trước khi đi ngủ.

Những điểm chú ý khi sử dụng tỏi để có hiệu quả cao nhất, đó là phải băm tỏi thật nhuyễn và để ngoài không khí từ 10 đến 15 phút mới dùng là tốt nhất. Bởi trong tỏi không có Allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của Enzyme thì tỏi mới phóng thích ra Allycin. Tỏi băm nhuyễn dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.

Tỏi có thể gây tác dụng phụ vì thế mà không nên lạm dụng

Tỏi giúp chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, cảm cúm

Lưu ý, với những người đang mang thai, đau mắt đỏ, mụn nhọn, lở loét, người nóng bứt rứt, đi tiểu màu vàng, khô họng thì không nên dùng rượu tỏi.

Đinh Tấn

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button