Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi

Cùng với tuổi tác, các cơ quan của cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng đều bị suy giảm chức năng. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến người cao tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa, với những triệu chứng như ăn không ngon, đầy bụng chướng hơi, tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón.

Những rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi nếu chỉ bị trong thời gian ngắn khoảng 2 – 3 ngày thì nhìn chung không gây biến chứng gì đặc biệt nếu được điều trị kịp thời và dứt điểm. Nhưng khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài quá lâu, sẽ dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi

1. Nghẹn

Có không ít người cao tuổi khi ăn hay bị nghẹn cho dù ăn và nhai rất chậm, không vội vàng. Lý do gây nghẹn ở người cao tuổi có thể do các loại cơ ở bộ phận tiêu hóa dần dần bị xơ teo theo năm tháng, nhất là sự giảm bài tiết dịch vị (nước bọt, dịch dạ dày, dịch ruột, dịch mật…).

2. Sôi bụng

Do suy giảm chức năng co bóp của đường tiêu hóa và các men tiêu hóa cho nên người cao tuổi cũng rất dễ bị sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân không thành khuôn (phân nát), nhất là mỗi lần ăn một số thức ăn nhiều mỡ, nhiều đạm. Đây cũng là một trong các lý do làm cho người cao tuổi ngại ăn các loại thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá hoặc rất ngại uống sữa.

3. Bệnh về dạ dày – tá tràng

Một số bệnh mạn tính đã mắc từ trước nhưng không được điều trị dứt điểm nên khi về già bệnh càng nặng thêm như bệnh về dạ dày – tá tràng (viêm, loét hoặc sa dạ dày), viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mạn tính.

Người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa
Người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa

4. Sa dạ dày

Sa dạ dày ở người cao tuổi làm cho họ lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ (ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu hoặc rất ít ngủ).

5. Bệnh về gan mật

Bệnh về gan mật cũng là một trong các bệnh thuộc hệ tiêu hóa vì chức năng gan tốt và bài tiết dịch mật ổn định thì việc tiêu hóa thức ăn tốt. Ngược lại, khi hệ thống gan, mật không tốt thì ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa. Do đó, một số người cao tuổi mắc một số bệnh về gan hoặc một số bệnh về mật làm cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ như bệnh viêm gan mạn tính, bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm đường mật mạn tính hoặc bệnh sỏi mật.

6. Bệnh táo bón

Táo bón là một bệnh gây nên nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe người cao tuổi. Lý do thường gặp nhất là do chức năng và hệ men tiêu hóa của đường ruột giảm sút, do ít vận động và đặc biệt là do người cao tuổi ít ăn rau. Càng ăn ít rau, uống ít nước, kèm theo ít vận động thì hiện tượng táo bón càng dễ xảy ra. Hay gặp nhất trong hậu quả của táo bón ở người cao tuổi là người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.

Táo bón rất dễ gây nên bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn cho nên mỗi lần đi ngoài người cao tuổi rất sợ vì phải rặn mạnh sẽ gây đau và chảy máu. Chính vì các lý do đó mà táo bón càng ngày càng nặng thêm gây đau quặn bụng, nhất là vùng bụng dưới và 2 hố chậu dễ nhầm lẫn với bệnh tiết niệu (viêm hoặc sỏi) hoặc viêm ruột thừa (hố chậu phải).

Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi như thế nào ?

Điều quan trọng nhất để phòng rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi là phải có chế độ ăn, uống hợp lý, bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả kết hợp với vận động cơ thể và duy trì đời sống tinh thần thoải mái. Vì có rất nhiều bệnh không cần dùng đến thuốc cũng có thể giảm nhẹ hoặc khỏi được.

Theo PGS.TS. BS Bùi Mai Hương – Báo Sức khỏe và Đời sống: Để phòng các bệnh về rối loại tiêu hóa ở người cao tuổi việc vận động cơ thể là điều rất cần thiết. Người cao tuổi chỉ cần vận động nhẹ nhàng, ví dụ như xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ bắp hoặc đi bộ (nếu có thể). Nếu sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân nhưng khi sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn hoặc có thể chơi thể thao như cầu lông, bơi lội… Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa và chia thành từ 2 – 3 lần tập. Ngoài vận động cơ thể cũng nên có hoạt động về tinh thần như: đọc báo, xem vô tuyến, nghe đài hoặc tham tham gia các câu lạc bộ giành cho người cao tuổi tại địa phương, khu dân cư.

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button