Đi Ngoài

Rối loạn đại tiện là triệu chứng của những bệnh nào?

Đại tiện (đi ngoài) là một trong những vấn đề sinh lý của con người, diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại trong đời sống hàng ngày. Đại tiện bình thường ngày một lần, có thể ở bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất vào buổi sáng vì đây là thời gian thải độc của đại tràng.

Một người bình thường có thể 1 hoặc 2 ngày đi đại tiện một lần nhưng phân thành khuôn, nhuận, không lỏng nát hoặc cứng rắn. Khi có những biểu hiện rối loạn về số lần đại tiện, đại tiện nhiều lần một ngày, tính chất phân, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đầy chướng, buồn nôn và nôn,… là những dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa.

Tìm hiểu về rối loạn tiêu hoá

Trường hợp đặc biệt, rối loạn đại tiện kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn, đi ngoài ra máu… có thể là biểu hiện của các bệnh cấp tính như: Tiêu chảy cấp, bệnh lỵ, trĩ, xuất huyết dạ dày, Polyp đại tràng, Ung thư đại tràng. Trường hợp này, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị phù hợp. Còn lại, chủ yếu rối loạn đại tiện thường gặp ở một số bệnh thông thường của đường tiêu hóa, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng để hướng tới một số bệnh như sau:

Đau bụng là biểu hiện của nhiều triệu chứng bệnh đường tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích: hay còn gọi là bệnh đại tràng chức năng, không có tổn thương tại ruột, thường do thay đổi thói quen ăn uống, sau ăn đồ lạ, sau dùng một số thuốc bệnh nhân đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt, hoặc táo bón. Khi đó, Bệnh nhân nên tìm hiểu nếu bị viêm đại tràng co thắt nên ăn gì

Rối loạn vi khuẩn đường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống phân.

Táo bón: >3 ngày mới đi ngoài một lần, phân táo rắn khó đi, cảm giác đau rát hậu môn sau đại tiện.

 Tìm hiểu: Bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Viêm đại tràng mãn tính: số lần đi ngoài > 1 lần một ngày, thường vào lúc sáng sớm hoặc sau ăn đồ sống lạnh, sau dùng các chất kích thích. Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn, thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Có thể đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp,… Nếu nội soi đại tràng phát hiện bệnh này, người bệnh nên sủ dụng các loại thuốc chữa viêm đại tràng, hoặc sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh để nhanh chóng giảm các triệu chứng, tăng thể trạng, phục hồi sức khỏe đường tiêu hóa. Đồng thời, bệnh nhân cần điều chỉnh một số thòi quen ăn uống khi viêm đại tràng kiêng ăn gì để tránh làm nặng bệnh, hoặc làm bệnh tái phát.

Triệu chứng Đi ngoài ngay sau khi ăn cũng là một dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa, cần được sớm kiểm tra và điều trị.

Theo ý kiến của các chuyên gia về tiêu hóa, những thay đổi về đại tiện có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, do tâm lý ngại ngùng của người dân và những bận rộn hối hả của cuộc sống mà người bệnh không quan tâm và theo dõi bệnh tình của mình. Do đó, triệu chứng của viêm đại tràng thường được phát hiện muộn hoặc ở giai đoạn mãn tính dẫn đến quá trình điều trị khó khăn và lâu dài. Vì vậy, để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh, người dân nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện mỗi ngày, không nên nhịn đi ngoài, chủ động theo dõi những thay đổi về hình thái phân, thăm khám định kỳ, nội soi đại tràng tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện bệnh kịp thời.

Vũ Tươi

Xem thêm:

Rối loạn tiêu hóa do thời tiết nắng nóng
Rối loạn tiêu hóa do lạm dụng bia rượu
Probiotics – Lợi khuẩn đường tiêu hóa

Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button