Chế độ ăn uống

Những loại quả trị tiêu chảy

Tiêu chảy là một bệnh phổ biến, thường xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị tiêu chảy, uống thuốc không là giải pháp đầu tiên mà chúng ta lựa chọn để chữa bệnh. Thuốc tiêu chảy thường có tác dụng phụ và có thể khiến bệnh nặng hơn nếu không dùng đúng thuốc, đúng liều. Do vậy, khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì một số các loại quả sau đây có thể giúp bạn điều trị bệnh:

Ổi

Ăn ổi thường xuyên có thể làm giảm tình trạng cao huyết áp

Dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiêu chảy, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương… Lá ổi (búp) thường được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn.

Hồng xiêm


Hồng xiêm còn xanh sắc lấy nước uống chữa tiêu chảy có hiệu quả rất tốt.

Quả hồng xiêm khi chưa chín chứa nhiều chất tanin nên có vị rất chát. Theo dân gian, người dân thường lấy hồng xiêm còn xanh sắc lấy nước uống để chữa tiêu chảy, cho hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, hồng xem chín lại giúp nhuận tràng, phòng táo bón hiệu quả. Nếu bị táo bón hãy ăn mỗi ngày từ 3 đến 5 quả.

Táo


Nấu táo để làm mềm các chất xơ trong táo cũng giúp làm chậm sự co bóp của ruột.

Táo chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Pectin sẽ được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột. Quá trình phân hủy này cũng làm tăng lượng prebiotic, giúp tăng số lượng vi khuẩn đường ruột “tốt” (có tác dụng diệt các vi khuẩn gây tiêu chảy). Nấu táo để làm mềm các chất xơ trong táo cũng giúp làm chậm sự co bóp của ruột.

Quả lựu


Quả lựu rất tốt cho tiêu hóa, giúp cầm tiêu chảy, giảm đi ngoài hiệu quả.

 

Từ xưa quả lựu được sử dụng về cả 2 phương diện dinh dưỡng và làm thuốc trị bệnh. Thành phần hóa học: dịch quả chứa acid citric,  các đường glucoza, fructoza, mantoza…Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tanin, granatin, và iso quercetin. Nước ép lựu là nguồn kali, vitamin C và các chất chống ôxy hoá quý. Theo Đông y vỏ quả vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ vị đắng chát, tính ấm, sát trùng. Quả lựu rất tốt cho tiêu hóa, giúp cầm tiêu chảy, giảm đi ngoài hiệu quả, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh đại tràng.

Măng cụt


Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu kỳ của nó với sức khỏe.

Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu kỳ của nó với sức khỏe. Ngoài hương vị thơm ngon còn là một dược liệu vô cùng quý giá. Ít ai biết rằng, từ ruột tới vỏ của măng cụt đều chứa các thành phần dược học có khả năng phòng, hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy. Vỏ quả măng cụt chứa chất tanin, có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ. Để trị tiêu chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả măng cụt: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén. Cũng có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm vỏ khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiết lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần 1 ly nhỏ.

Ngoài những loại quả này ra, những thực phẩm chứa nhiều tinh bột cũng có tác dụng làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi lỏng ngay lập tức. Đơn giản vì chúng chứa hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa. Trong trường hợp này cơm hoặc khoai tây là những lựa chọn hữu hiệu cho bạn.

Nguyễn Tâm – Tổng hợp

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button