Bệnh đại tràngViêm Đại Tràng Mãn Tính

Nguy cơ ung thư khi mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mãn tính là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư đại tràng, nếu người bệnh không điều trị dứt điểm. Nguy cơ ung thư tích lũy theo thời gian và có thể bắt đầu xuất hiện khi bị viêm đại tràng mạn tính từ 7 – 8 năm trở đi.

Nguy Cơ Ung Thư Do Viêm Đại Tràng Mãn Tính

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư và 115.000 người tử vong vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, ung thư đại tràng đứng thứ 2 về ung thư đường tiêu hóa, chỉ sau ung thư dạ dày.

Viêm đại tràng mạn tính thực chất là tình trạng tổn thương niêm mạc với các vết loét nông hoặc sâu tùy vào mức độ bệnh. Các ổ loét này là nơi chứa đựng các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Khi thời gian bị bệnh kéo dài và không được điều trị dứt điểm, tình trạng loét có thể lan rộng và lấn sâu qua lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc tới lớp cơ và thanh mạc (lớp ngoài cùng của đại tràng) gây ra nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Một trong những biến chứng của viêm đại tràng mãn tính nguy hiểm và đáng sợ nhất là ung thư đại tràng. Theo các nghiên cứu, viêm đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20 -25% và có tới 30% người bị viêm toàn bộ đại tràng kéo dài trong 25 năm sẽ có nguy cơ bị ung thư đại tràng.

Quá trình ung thư hóa của các trường hợp viêm đại tràng mạn tính được các bác sỹ chuyên khoa giải thích như sau: Khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tình trạng viêm loét tái phát liên tục, các tế bào biểu mô niêm mạc sẽ có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính, gây ra ung thư đại tràng.

Ung Thư Đại Tràng

Một Số Dấu Hiệu Ung Thư Đại Tràng

Triệu chứng của ung thư đại tràng hết sức nghèo nàn. Bệnh chỉ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài ra máu…và rất dễ nhầm với một số bệnh về đường tiêu hóa khác nên thường không được phát hiện sớm. Do vậy, người bệnh cần chú ý một số biểu hiện sau:

– Bị chảy máu trực tràng, đại tiện bất thường, có thể táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày, trong phân có lẫn chất nhày.

– Đau bụng quằn quại, thường xuyên mót rặn khi đại tiện.

– Đôi khi thấy bụng nóng bừng không rõ nguyên nhân.

– Người bệnh có thể sờ thấy khối u khi kiểm tra phần bụng bên phải hoặc vùng xương chậu.

Điều Trị Sớm Ngăn Ngừa Biến Chứng Của Viêm Đại Tràng Mãn Tính

Theo các chuyên gia y tế, để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, đặc biệt là nguy cơ ung thư, người bệnh viêm tràng mạn tính không nên coi thường và chủ quan khi thấy các triệu chứng của viêm đại tràng như đau bụng ẩm ỉ, đi ngoài phân rắn hoặc lỏng, đầy bụng, chán ăn… Tốt nhất, người bệnh cần đi khám chuyên khoa và sử dụng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ để tránh tình trạng phụ thuộc thuốc, nhờn thuốc và các tác dụng không mong muốn như suy giảm chức năng gan, thận, viêm dạ dày… Đồng thời, nên điều trị tích cực nhằm dứt điểm bệnh ngay khi xuất hiện các biểu hiện đầu tiên.

Có thể sử dụng các thuốc Đông dược có các thành phần thảo dược như Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Mộc hương bắc, Đẳng sâm, Trần bì, Sơn tra, Hoàng liên…. Do có thành phần là các thảo dược thiên nhiên lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, bổ tỳ ích tràng giúp cân bằng và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.

Ngoài việc sử dụng thuốc, để phòng bệnh tái phát sau điều trị, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, duy trì thói quen đại tiện đúng giờ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và tránh những căng, thẳng stress để có sức khỏe tốt, ngăn ngừa và phòng tránh bệnh.

Trần Nga

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button