Triệu chứng bệnh

Nắng nóng khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng do thức ăn nhanh ôi thiu. Khi ăn phải những loại thực phẩm này, người bệnh thường bị tiêu chảy, rồi loạn tiêu hóa, nôn… khiến cơ thể bị mất nước và điện giải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là những cách đơn giản tránh ngộ độc thực phẩm

 1. Đi chợ vào buổi sáng

Các bà nội trợ nên đi chợ vào buổi sáng để chọn được thực phẩm tươi ngon

Đây là cách tốt nhất để chọn được thức ăn còn tươi ngon vì có đến 80% người tiêu dùng vẫn có thói quen mua thức ăn ở chợ. Không dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không mua thực phẩm đã để quá lâu ngoài trời nắng, không mua các loại củ đã có mầm nhất là khoai tây đã lên mầm. Đây là cách chọn thực phẩm tốt nhất ở chợ để tránh ngộ độc thực phẩm.

2. Rửa tay thường xuyên với xà phòng


Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh lây lan

Lưu ý nhất là thời điểm trước khi ăn cơm, trước khi nấu ăn để ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh lây lan, và rửa tay lại một lần nữa sau khi đã nấu xong. Mọi người cũng nên tìm hiểu quy cách rửa tay để đảm bảo an toàn.

3. Sử dụng riêng thớt sống và chín


Nên chuẩn bị thớt để chế biến thực phẩm sống và chín khác nhau để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn

Nếu để thức ăn đã chín bị lẫn hoặc dính với thức ăn còn sống và ngược lại, thức ăn rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, chế biến và để riêng biệt thớt sống và chín là rất quan trọng.

4. Chú ý hạn sử dụng

Mỗi loại thực phẩm đều có khung thời gian an toàn riêng vì vậy trước khi mua hoặc sử dụng các loại thực phẩm cần chú ý hạn sử dụng. Những thực phẩm quá hạn tốt nhất là nên bỏ đi để tránh ăn phải đồ ôi thiu, chất đã bị biến đổi.

5. Rã đông đúng cách


Rã đông đúng cách sẽ đảm bảo an toàn và giữ được độ tươi ngon của thực phẩm

Không ít gia đình có thói quen, lấy đồ ăn từ trên ngăn đá để ra ngoài trước mấy tiếng đồng hồ để nó tự rã đông trước khi chế biến. Tuy nhiên, cách rã đông này rất phản khoa học vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và sinh sôi. Cách an toàn nhất là bỏ từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông hoặc rã đông bằng lò vi sóng.

6. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Mục đích của việc làm này là để loại bỏ thức ăn tồn đọng, để lâu ngày. Việc vệ sinh tủ lạnh cũng sẽ loại bỏ được các vi khuẩn có hại được sản sinh khi để thức ăn lưu cữu lâu ngày, đồng thời phá hủy môi trường sống của các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

7. Ăn chín uống sôi

Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn, loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Đối với các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật sạch sau đó ngâm nước muối sát khuẩn, vẩy thật khô nước trước khi ăn. Với các loại trái cây cũng làm tương tự nhưng cần nạo bỏ vỏ trước khi ăn. Ăn chín uống sôi cũng giúp bạn tránh các triệu chứng bệnh viêm đại tràng.

8. Bọc kín thức ăn khi cho vào tủ


Bọc kín thực phẩm khi cho vào tủ lạnh là một bước rất quan trọng trong bảo quản thực phẩm

Dùng màng bọc thực phẩm bọc thật kín thực phẩm hoặc dùng hộp nhựa đậy kín thức ăn khi cho vào tủ lạnh. Điều này sẽ tránh tủ lạnh có mùi và ngược lại thức ăn không bị nhiễm khuẩn nếu tủ lạnh có vi khuẩn gây hại. Chú ý, trong tủ lạnh nên để tách biệt thức ăn sống và chín.

Nguyễn Tâm

Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button