Chế độ ăn uống

Mùa hè và những nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa từ thực phẩm ôi thiu

Mùa hè với nền nhiệt độ cao khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Đây là một trong những nguy cơ hàng đầu gây bệnh đường tiêu hóa ở mọi lứa tuổi. Vậy làm thế nào để phòng tránh và bảo vệ cả gia đình trong mùa hè này?

Khi thực phẩm không được bảo quản cẩn thận trong thời tiết oi nóng sẽ có nguy cơ bị hỏng, mốc, ôi thiu. Để nhận biết và phân biệt thực phẩm đã hỏng hóc, ôi thiu. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản để bạn “tỉnh táo” loại bỏ chúng ngay lập tức:

–          Có mùi lạ: Nếu thực phẩm có những mùi vị khác so với mùi thông thường của nó, kể cả những thực phẩm đã được bảo quản trong tủ lạnh, bạn không nên tiếp tục sử dụng vì đây là dấu hiệu thức ăn đã bị hỏng.


Cần nhận biết thực phẩm có ôi thiu hay không

–         Màu sắc thay đổi: Thức ăn chuyển sang màu khác so với ban đầu chính là báo hiệu của việc vi khuẩn đã xâm nhập vào thực phẩm, gây nên những phản ứng hóa học làm thay đổi màu sắc ban đầu, ngầm chứa nhiều độc tố và vi khuẩn có hại cho sức khỏe.

–         Có đốm đen, xanh rêu: Những đốm này thường xuất hiện ở các thực phẩm như: bánh mì, gạo, ruốc… Cần loại bỏ ngay trước khi ai đó trong gia đình bạn ăn phải chúng.

–         Nổi bong bóng, váng trắng: Dấu hiệu này thường có ở các thực phẩm dạng lỏng, thực phẩm lên men như: cà muối, dưa muối, các loại canh… Lúc này thức ăn đã bị vi khuẩn xâm nhập nếu sử dụng bạn sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy, ngộ độc…

–         Mềm, nhũn, chảy nước: Với các loại thực phẩm dạng cứng như các loại củ quả khi có các dấu hiệu như mềm, nhũn kèm theo mùi hôi chứng tỏ nó đã bị thối, hỏng… cần phải bỏ đi.

Vậy làm thế nào để bảo quản tốt nhất thực phẩm và đồ ăn, giúp bạn và cả gia đình vừa có những bữa ăn ngon vừa không lo bị nhiễm bệnh hay ngộ độc thực phẩm. Những mẹo bảo quản thực phẩm dưới đây sẽ giúp cho bạn bảo quản thực phẩm tốt hơn và thời gian để lâu hơn:

–         Đối với thức ăn thừa nên bảo quản vào những hộp thủy tinh riêng và để trong tủ lạnh. Các món ăn cần để nguội trước khi cho vào tủ lạnh và không để thức ăn ở ngoài quá 2 giờ.


Nên bảo quản thực phẩm đúng cách

–         Những thực phẩm thịt cá tươi sống nên chia nhỏ thành các bữa ăn để tránh bị rã đông nhiều lần.

–         Các loại thịt chỉ nên để đông lạnh từ 7 đến 10 ngày, để lâu quá thịt cũng không còn chất dinh dưỡng, thậm chí có vi khuẩn xâm nhập.

–         Các loại rau, củ, quả nên được nhặt bỏ lá hỏng, rửa sạch, để ráo nước, sau đó để riêng vào các túi nilon, tránh việc rau quả hỏng làm ảnh hưởng tới những loại rau quả khác.

–         Nếu gia đình không có tủ lạnh chỉ nên mua ít một ăn trong ngày, không nên mua quá nhiều thực phẩm trong dịp hè vì rất dễ bị hỏng, gây lãng phí và nguy cơ nhiễm bệnh cao.

–         Không để lẫn lộn các loại thực phẩm trong tủ lạnh hoặc thức ăn dư thừa để trực tiếp mà không cho vào hộp.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều gia đình chủ quan và bảo quản thức ăn chưa khoa học, hoặc có thói quen ăn “cơm hàng cháo chợ”, thức ăn đường phố, đồ ăn không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan trên vỉa hè…Đó chính là những nguy cơ dẫn tới các bệnh đường tiêu hóa trong dịp hè như: Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng…

Tiêu chảy: Đây là căn bệnh phổ biến trong dịp hè, gặp ở các lứa tuổi đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu được xác định do ăn phải thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh. Bệnh có các biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài thường xuyên trong ngày, sốt cao, vã mồ hôi.

Sử dụng thực phẩm ôi thiu gây đau bụng đi ngoài
Sử dụng thực phẩm ôi thiu gây đau bụng đi ngoài

Rối loạn tiêu hóa: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh cũng dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện: chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, rối loạn đại tiện, ăn uống kém, mệt mỏi…

Ngộ độc thức ăn: Các vi khuẩn sinh sôi từ các thực phẩm ôi thiu, nấm mốc xâm nhập vào cơ thể. Chỉ sau vài giờ, thậm chí vài phút sau khi ăn, người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C. Thậm chí có cả hiện tượng tím tái toàn thân, khó thở. Với trường hợp này, cần đưa ngay tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Viêm đại tràng: Các tác nhân nhiễm khuẩn từ thức ăn tấn công vào đường ruột khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, gây ra tình trạng tiêu chảy, mót rặn, đau bụng đi ngoài, đi ngoài phân sống… Liên tục phải ăn thức ăn không hợp vệ sinh bệnh kéo dài và làm đại tràng càng bị viêm loét trầm trọng hơn.

Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý trên, mỗi người cần biết cách bảo vệ cơ thể mình. Điều quan trọng là có một chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh, loại bỏ các thực phẩm ôi thiu, thức ăn không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, cần bảo quản thức ăn đúng cách để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Nếu bạn đang có vấn đề về đường tiêu hóa hay muốn tìm mua sản phẩm hỗ trợ cho đường tiêu hóa, hãy gọi ngay tới tổng đài 1800 6568 ( miễn cước gọi) để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

 

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button