Bệnh đại tràngĐại tràng co thắt

Mách bạn một số cách chữa viêm đại tràng co thắt bằng Đông y

Không phải là bệnh hiếm gặp, đại tràng co thắt gây rất nhiều phiền toái và khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để làm giảm nhanh các triệu chứng thì người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa viêm đại tràng co thắt bằng Đông y cũng cho hiệu quả khá tốt.

Nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt

Nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể do viêm đường ruột cấp khi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ hoặc lỵ a-míp hoặc do rối loạn nhu động ruột, ảnh hưởng sang chấn tâm lý…

Sau đây là một số triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt mà người bệnh không nên bỏ qua:

Đau bụng là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Cơn đau sẽ xuất hiện nhiều lần khi ăn no hoặc ăn phải những thức ăn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh.

Rối loạn đại tiện: Khi đi đại tiện có thể bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ, cảm giác muốn đi tiếp nhưng không đi được, phân có chất nhầy.

Cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng, đau vùng bụng dưới.

Một số người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, sút cân. Bệnh có thể tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột.

Một số bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt

Chữa đại tràng co thắt bằng thuốc nam được rất nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay. Các bài thuốc này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn cho người bệnh, hầu như không gây tác dụng phụ đối với cơ thể. Không chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng bệnh mà các bài thuốc nam còn giúp tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc nam chữa đại tràng co thắt đơn giản và cho hiệu quả khá tốt:

Chữa viêm đại tràng co thắt bằng củ riềng

Củ riềng tính ấm, có tác dụng chống nôn và tăng cường chức năng của tỳ vị, được sử dụng để chữa bệnh viêm đại tràng co thắt khá hiệu quả.

– Sử dụng củ riềng tươi 20g, lá lốt 20g để sắc lấy nước uống. Uống nước này thay cho nước lọc mỗi ngày.

– Sử dụng riềng khô, bạch truật, hoài sơn, phòng sâm, đinh lăng, mỗi loại 16g; liên nhục, sơn thù, bạch linh, cam thảo, ngũ gia bì, mỗi loại 12g; trần bì 10g; sinh khương và thảo quả mỗi thứ 6g; táo tầu 4 quả. Đem các vị thuốc này sao vàng lên, sau đó đun sôi với 800ml nước cho đến khi còn khoảng 400ml. Tốt nhất nên uống sau khi đã ăn xong 30 phút.

Củ riềng tốt cho bệnh đại tràng

Dùng ngải cứu, mật lợn trị viêm đại tràng co thắt

Ngải cứu từ lâu được xem là một trong những vị thuốc nam có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt bởi trong loại dược liệu này có chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị: 500g ngải cứu, 1 cái mật lợn tươi, 100 nghệ tươi, 30ml mật ong.

Nghệ tươi và ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào máy xay sinh tố, xay cùng với 0,5 lít nước rồi lọc lấy nước. Mật lợn cũng đem lọc lấy nước, loại bỏ sạn bên trong. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun nhỏ lửa cô thành cao, để nguội rồi cho vào lọ dùng dần.

Ngải cứu chữa bệnh đại tràng co thắt

Bài thuốc dân gian chữa đại tràng co thắt bằng lá xoài

Trong một số bài thuốc nam chữa đại tràng co thắt, lá xoài có tác dụng chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Theo các chuyên gia nghiên cứu thuốc nam, lá xoài chứa một lượng lớn chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế các bệnh về đường ruột, đặc biệt là chữa bệnh đại tràng. Khi sử dụng lá xoài và nõn xoài điều trị cho những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa như: Viêm đại tràng, bệnh co thắt đại tràng, táo bón, đi ngoài phân lỏng, hấp thụ kém, viêm phù nề dạ dày, viêm gan, viêm tụy… đã thu được những kết quả rất khả quan. Có những trường hợp viêm phù nề môn vị, ăn vào không tiêu, phải ăn cháo liên tục trong 2 tháng nhưng chỉ dùng 0,5 lít nước lá xoài sau khoảng 4 – 5 tiếng, hiện tượng phù nề đã giảm hẳn và tiêu hóa cũng thông.

Lá xoài điều trị đại tràng co thắt hiệu quả

Ngoài cách thông thường như hiện nay là ăn lá xoài hay nõn xoài trực tiếp, người bệnh có thể xay nhuyễn lá xoài với nước để thu được một hỗ hợp dung dịch. Hằng ngày, trước khi ăn sáng khoảng 15 phút, người bệnh sử dụng khoảng 100 ml dung dịch nước lá xoài đã chế biến sẵn. Sau đó, dùng thêm 150 ml nước lọc để đẩy nhanh dung dịch xơ xuống đại tràng, không bị tồn đọng ở dạ dày và ruột non.

Khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh phải lưu ý tuân thủ nguyên tắc: Hái nõn lá xoài vào buổi sáng. Sau đó, nõn được đem giã hoặc xay lọc lấy nước, hòa thêm chút đường hoặc mật ong (nếu có tinh dầu gấc pha vào thì càng tốt). Nếu không có điều kiện dùng lá tươi thì có thể hái lá rồi phơi khô, đem tán nhỏ, trộn với mật ong, gấc, nghệ có thể để dùng cả năm mà không lo bị mốc vì trong nghệ có chất kháng khuẩn mạnh. Đối với người bị tiểu đường cần hạn chế dùng chất ngọt thì có thể thay thế đường, mật ong bằng một chút muối tinh.

Một số bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt bằng Đông y

Bài thuốc 1:

Ngải tượng, hoàng bì, toan táo nhân: mỗi vị 12g; rau má, sinh địa, lá mơ lông, đẳng sâm: mỗi vị 16g; viễn chí, trần bì: mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; đại hoàng 4g; quả táo. Tất cả vị thuốc đem sắc uống trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 10 ngày. Đây là một trong số những bài thuốc Đông y trị viêm đại tràng co thắt được áp dụng phổ biến hiện nay.

Bài thuốc 2:

Bạch truật, xuyên quy, hoàng kỳ, táo nhân, hoàng tinh: mỗi vị 12g; đẳng sâm, mạch môn: mỗi vị 16g; viễn chí, cam thảo: mỗi vị 6g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang trong 10 ngày liên tục sẽ thấy tác dụng rõ rệt của bài thuốc Đông y điều trị bệnh đại tràng co thắt.

Bài thuốc 3:

Đẳng sâm, đại táo, hoàng kỳ, bạch truật, xuyên quy, mộc hương, táo nhân, trần bì, hoàng tinh, sinh địa, cam thảo, viễn chí, mạch môn; mỗi vị từ 10-12g; cam thảo 5g, Đại táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 3 – 5 thang sẽ thấy hiệu quả giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt một cách rõ rệt.

Trên đây là một số bài thuốc Đông y điều trị viêm đại tràng co thắt cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một thời gian và tuân thủ theo đúng liều lượng sử dụng.

Hiện nay, kế thừa và phát huy kinh nghiệm của Y học cổ truyền, ứng dụng công nghệ hiện đại, nhiều sản phẩm Đông dược đã được nghiên cứu và ra đời đáp ứng nhu cầu của người bệnh với ưu điểm an toàn, hiệu quả lâu dài, tiện lợi sử dụng. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Tâm Bình là một ví dụ điển hình.

Đại tràng Tâm Bình được bào chế từ 12 vị thảo dược quý: Hoàng liên, Cam thảo, Bạch linh, Bạch truật, Mộc hương, Đẳng sâm, Trần bì, Sa nhân, Mạch nha, Sơn tra, Hoài sơn, Nhục đậu khấu.

Các nghiên cứu lâm sàng và dược lý hiện đại đã chứng minh, Đại tràng Tâm Bình có tác dụng kiện tỳ vị, cải thiện công năng dạ dày ruột, điều tiết co bóp cơ trơn và khả năng tiết dịch tiêu hóa, giúp kháng khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch và làm lành nhanh các tổn thương; hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm đại tràng cấp và mãn tính, đại tràng co thắt.

Hiện nay, sản phẩm Đại tràng Tâm Bình đã được chuyển đổi dạng bào chế từ viên hoàn cổ truyền sang dạng viên nang đóng vỉ, dễ mang theo và rất tiện lợi khi sử dụng; khắc phục được những mùi vị khó chịu như thuốc sắc, độ tan rã cũng nhanh hơn viên hoàn, giúp cho việc hấp thụ sản phẩm nhanh và bảo quản tốt hơn.

Đại tràng Tâm Bình đã được Bộ Y tế kiểm định chất lượng và cấp phép lưu hành toàn quốc. Sản phẩm cũng được trao tặng huy chương vàng Hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều năm liền được bình chọn là “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.

Trên đây là một số cách chữa bệnh đại tràng co thắt bằng thuốc nam được nhiều người sử dụng và cho hiệu quả khá tốt. Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn uống khoa học cùng với vận động hằng ngày sẽ đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

– Người bệnh nên hạn chế sử dụng các thực phẩm tanh (hải sản, cá, ốc…), thức ăn tái sống, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.

– Nên bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày và uống đủ nước (1,5-2 lít)

Massage bụng là phương pháp khá đơn giản giúp kích thích nhu động ruột hoạt động, giảm cơn đau đại tràng tái phát: Dùng bàn tay massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng liên tục cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Cách này bạn cũng nên áp dụng vào mỗi buổi sáng khoảng 200 vòng để kích thích đại tiện đúng giờ.

– Vận động nhẹ: Việc vận động hằng ngày sẽ có tác dụng giúp giảm đau rất hiệu quả. Khi đó, hệ tiêu hóa vận hành trơn tru nên khả năng bệnh tái phát cũng được hạn chế.

– Uống trà: Một tách trà gừng hoặc trà bạc hà ấm giúp làm ấm bụng giúp các cơ trong dạ dày thư giãn. Điều này sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau do bệnh viêm đại tràng co thắt gây ra.

                                                                                                                                                           Trọng Khang

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button