Đau Bụng

Hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý phổ biến. Trên thế giới, ước tính có khoảng 20% dân số bị hội chứng này. Tại Việt Nam, 30 – 40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị hội chứng ruột kích thích. Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam; bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chi phí điều trị rất tốn kém nhưng kết quả lại hạn chế. Đến nay, cơ chế gây hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng.

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)

Những biểu hiện chính của bệnh là đau bụng mạn tính và táo bón, hoặc tiêu chảy không liên tục, kéo dài; có bệnh nhân bị táo bón xen lẫn tiêu chảy. Tiêu chảy thường xảy ra vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm. Sau khi đi ngoài 3 – 4 lần với phân nhiều nhầy, nước, bệnh nhân thấy đỡ đau và có thể sinh hoạt bình thường. Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tháng, sau đó có khi tự hết mà không cần điều trị. Táo bón ở người bị hội chứng ruột kích thích thường kết hợp với đau bụng; thường ở bụng dưới. Khi trung tiện được hoặc đi ngoài xong thì đỡ đau hoặc hết hẳn.


Đau bụng đi ngoài là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích
 

Các dấu hiệu lâm sàng trên có thể liên quan đến một số loại thức ăn hay trạng thái tâm lý. Các xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, xét nghiệm máu cho kết quả bình thường. Nội soi đại tràng không thấy tổn thương thực thể (viêm, loét, u…).
 
Hội chứng ruột kích thích là bệnh liên quan đến thần kinh nên yếu tố tâm lý rất quan trọng.  Bệnh nhân cần tránh những căng thẳng tâm lý không đáng có (suy nghĩ lo bệnh, tự ti mặc cảm…), tránh căng thẳng về thần kinh, thể lực (thức đêm, làm việc quá sức, bất hòa trong gia đình…), tập thể dục, tập dưỡng sinh, ngồi thiền để thư giãn thần kinh.

Căng thẳng tâm lí là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích
Căng thẳng tâm lí là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích

 
Điều trị hội chứng IBS

Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ vệ sinh ăn uống. Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự hạn chế bớt các loại thức ăn đó. Tuy nhiên, cần hướng dẫn bệnh nhân không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.


Hội chứng ruột kích thích không nên uống sữa tươi

Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, bệnh nhân nên uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi. Tránh các thức ăn khô, mặn. Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt  các căng thẳng về thần kinh…

Khoai lang là thực phẩm tốt cho người bị táo bón

Khi bạn thường xuyên có các biểu hiện như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và được bác sĩ tư vấn dùng thuốc cho phù hợp. Tránh tự ý mua thuốc về dùng bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: Chữa viêm đại tràng bằng thuốc Tây gây ra những tác hại gì?

Mách bạn cách chữa viêm đại tràng bằng rượu tỏi

Vũ Tuyết (Sưu tầm)

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button