Đau Bụng

Đau bụng nhưng không thể đại tiện?

Bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài khó, nhiều ngày không đi đại tiện… khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc. Rất có thể bạn đang bị chứng táo bón “hành hạ”!

Triệu Chứng

Triệu chứng điển hình của táo bón chính là trạng thái đi đại tiện phân khô, cứng, đau bụng buồn đi nhưng đi rất khó khăn hoặc không thể đi được, đôi khi có cảm giác vẫn còn phân sau khi đi. Có khi cả tuần bạn mới đi vệ sinh 1 – 2 lần, mỗi lần đại tiện mất nhiều thời gian do phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Điều này sẽ khiến hậu môn của bạn có cảm giác đau rát sau khi đại tiện, thậm chí còn có máu dính trong phân hoặc trên giấy vệ sinh.


Đau bụng nhưng khó đi ngoài

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là:

–         Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào, ít chất xơ từ rau củ quả khiến phân cứng, khô.

–         Do đặc thù công việc ít vận động, ngồi lâu một chỗ hoặc tinh thần bị stress, căng thẳng kéo dài cũng có thể gây chứng táo bón.

–         Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau gốc opioid, thuốc bổ chứa nhiều canxi, sắt, thuốc thần kinh…

–         Do mắc phải một số bệnh đường ruột và hậu môn như: dính ruột, u xơ ruột, nứt kẽ hậu môn, trĩ…

 Tìm hiểu: bị táo bón kiêng ăn gì

Nếu bị đau bụng không thể đại tiện thì nên bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh

Để giúp bạn tránh được tình trạng đại tiện khó, táo bón, dưới đây là một số lưu ý:

–         Tăng cường bổ sung cho cơ thể những loại thức ăn giàu chất xơ từ rau củ và trái cây như: mồng tơi, khoai lang, các loại đậu, ngũ cốc, chuối, đu đủ, cam, bưởi…

–         Đồng thời tránh xa những loại thực phẩm là kẻ thù của đường tiêu hóa như: món nhiều dầu mỡ, chiên rán, món nướng, gỏi sống…

–         Bổ sung đầy đủ cho cơ thể 2 lít nước hàng ngày để hỗ trợ đắc lực cho quá trình tiêu hóa và đào thải thức ăn, giúp phân không bị cứng, khô.

–         Tập thể dục hàng ngày, vận động thường xuyên, tránh ngồi quá lâu một chỗ sẽ giúp tăng nhu động ruột, giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng, tránh tình trạng thức ăn, phân bị ứ đọng gây tình trạng khó đại tiện.

Nếu tình trạng kéo dài trong nhiều ngày, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Hoặc bạn cũng có thể gọi tới tổng đài 1800 6568 (miễn cước gọi) để được bác sĩ, dược sỹ giàu kinh nghiệm tư vấn giải pháp hiệu quả.

Xem thêm: chữa táo bón bằng mật ong

Đau bụng từng cơn dữ dội cảnh báo bệnh gì?

Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button