Đi NgoàiTriệu chứng đại tràng

Mách bạn cách chữa đau bụng tiêu chảy bằng quả vải

Vải là một loại quả rất phổ biến, là món ăn yêu thích của nhiều người bởi vị ngọt ngọt chua chua đặc trưng. Ngoài ra, theo quan điểm của Đông y, vải cũng là một thảo dược có tác dụng chữa đau bụng tiêu chảy, đau dạ dày… hiệu quả

Vải là loại quả ngon, được ưa chuộng. Ở nước ta, có nhiều vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà (Hải Dương), Kim Động (Hưng Yên), Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang)…, mỗi năm cung cấp cho người dân cả nước hàng nghìn tấn vải cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Mùa vải chín rộ nhất vào khoảng tháng 6 hàng năm.

Theo Đông y, vải có vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát. Hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy. Hai bộ phận từ quả vải thường xuyên sử dụng để làm các thảo dược nhất là cùi vải và hạt vải. Cùi vải được dùng làm thực phẩm và thuốc với tên long vải, chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose, protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, Riboflavin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe… Vỏ quả vải chứa các chất cyanidin diglycosid, anthoxanthin. Hạt vải chứa tanin, flavonoid, saponosid, α – methylen cyclopropyl glycin.

Quả vải có tác dụng chữa đau bụng tiêu chảy hiệu quả

Đau bụng, tiêu chảy là những triệu chứng phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khi bị tiêu chảy bạn sẽ có những biểu hiện như: đầy hơi, đau bụng, đi tiêu lỏng và nhiều lần, bạn có cảm giác muốn đi vào nhà vệ sinh khẩn cấp, thậm chí là buồn nôn và ói mửa. Khi tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, phân sẽ có chất nhầy, các loại thực phẩm không được tiêu hóa hết, thậm chí là đi ra máu, giảm cân và bị sốt.

Nếu bạn đi đại tiện nhiều hơn ba lần một ngày và không uống đủ nước, bạn sẽ bị mất nước dẫn tới cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.

Nguyên nhân gây đau bụng, tiêu chảy có thể do dị ứng thực phẩm, lạm dụng rượu, bia, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng do vi khuẩn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, tác dụng phụ của thuốc, cường giáp, xạ trị, ung thư, phẫu thuật hệ thống tiêu hóa, hay những rối loạn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ quả vải:

 

Chữa đau bụng tiêu chảy bằng quả vải

Để trị tiêu chảy bạn cần dùng 7 quả vải, 5 quả đại táo sau đó cho vào nồi sắc khoảng 1 giờ trên lửa nhỏ. Sau khi sắc xong bạn hãy uống nước vải sắc với đại táo nhiều lần trong ngày.

Dùng quả vải trị đau bụng tiêu chảy

Chữa đau bụng buồn nôn với hạt vải

Bạn hãy lấy hạt vải đem nướng chín. Sau đó bạn tiếp tục bóc vỏ sạch ngoài bị cháy, ăn hạt vải nướng 2 lần/ngày, mỗi lần ăn khoảng 6-8g. Trong hạt vải có chứa tanin, flavonoid, saponosid, α – methylen cyclopropyl glycin và một số chất giúp làm giảm tình trạng buồn nôn, đau bụng khó chịu.

Giảm đau răng nhờ vải

Bạn hãy lấy hoa, vỏ thân, vỏ rễ cây vải sắc lấy nước và dùng nước đó làm nước súc miệng để chữa viêm họng, đau răng rất tốt.

Uống bột hạt vải giảm đau dạ dày

Bạn hãy lấy 3g hạt vải đã được sấy khô, 2g mộc hương tán bột mịn sau đó hòa với nước ấm để uống. Mỗi ngày uống hỗn hợp trên 2-3 lần sẽ xoa dịu, làm giảm tình trạng đau dạ dày của bạn.

Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh cũng có thể chữa bằng hạt vải

Bạn cần 20g hạt vải đã nướng cháy, 40g hương phụ được tán bột mịn. Sau khi đủ nguyên liệu, bạn hãy pha bột vải, bột hương phụ với nước muối loãng hoặc nước cơm uống. Uống hỗn hợp này sẽ giúp bạn đỡ đau và thư giãn hơn trong thời kỳ đèn đỏ.

Bạn cũng cần chú ý, bệnh tiêu chảy có thể biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dấu hiệu và triệu chứng như đi ngoài ra máu, phân có màu đen, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ, ói mửa thường xuyên, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, đau đầu, tim đập nhanh, da khô, dễ bị kích thích hay có sự rối loạn nghiêm trọng hơn bạn nên đi đến bệnh viên gần nhất để kiểm tra. 

Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu hết ngay với 4 mẹo nhỏ này

Để không bị rối loạn tiêu hóa khi đi công tác xa

 

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button