Viêm Đại Tràng Cấp Tính

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khi bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một bệnh lành tính và mạn tính. Những người mắc phải hội chứng này dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường với các biểu hiện thường xuyên bị đi ngoài và bệnh tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm. Để điều trị căn bệnh này, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng, gần như quyết định đến tình trạng bệnh. Vì vậy, những người bị HCRKT cần có kiến thức và hiểu biết đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

 1. Chế độ ăn uống

Tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ:

Ăn nhiều chất xơ và tăng lượng nước uống vào sẽ giúp cải thiện biểu hiện táo bón 

Chế độ ăn giàu chất xơ làm giảm các biểu hiện bệnh ở một số người, nhất là đối với những trường hợp táo bón. Ăn nhiều chất xơ và tăng lượng nước uống vào sẽ giúp cải thiện biểu hiện táo bón.

Chất xơ thường có nhiều trong bột bắp, rau xanh, gạo lứt, cám gạo, trong đó cám gạo hay được khuyên dùng nhất. Một số người cũng giảm tiêu chảy khi dùng cám gạo nhưng một số khác lại thấy cải thiện hơn nếu áp dụng chế độ ăn ít chất xơ, chính vì vậy cần phải điều chỉnh phù hợp với từng người.

Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ nhằm hạn chế nuốt khí vào làm giảm đầy bụng, trướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa do đó hạn chế kích kích co bóp của ruột nên giảm số lần đi ngoài và giảm đau.

Những thực phẩm nên hạn chế: 

 Chất béo động vật: 

Những thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến ruột co thắt nhiều hơn gây đau hay cảm giác khó chịu vùng bụng. Nên thay bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật. Tránh các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, patê, thực phẩm nhiều chất béo: bánh quy, mayonnaise, phomai. Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, béo ngấy.

 Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, béo ngấy

– Đường:

Những người hay bị rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn đường

Đường có thể gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi ở những người bị HCRKT, tránh các loại mứt, sirô, bánh kẹo và trái cây hoặc nước trái cây có đường.

– Sản phẩm sữa: 

Người bị hội chứng ruột kích thích không nên ăn bánh kem

Một số sản phẩm sữa khó tiêu hóa. Sữa, bánh kem và kem chứa các loại đường tự nhiên, trong quá trình tiêu hóa có thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón cần phải tránh.

– Một số loại rau:

Có thể gây ra chứng đầy hơi cần tránh như: rau cải xanh, cải bắp và hành.

Hành muối dễ gây chướng bụng đầy hơi

– Hoa quả nhiều axit: 

Người bị HCRKT không nên ăn các loại quả chua.

– Các chất kích thích: 

Rượu, cà phê, nước uống có gas, các loại gia vị cay nóng như: ớt, hồ tiêu kích thích lớp niêm mạc ruột gây ra các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy.

– Bữa ăn thịnh soạn:

Những bữa ăn thịnh soạn quá nhiều chất dinh dưỡng gây khó tiêu khiến hệ tiêu hóa trở nên quá tải, gây ra đau bụng và tiêu chảy.

– Những thức ăn nhạy cảm:

Một số người có tiền sử gia đình hoặc bản thân nhạy cảm với một số loại thực phẩm, cần tránh những thực phẩm này.

2. Chế độ sinh hoạt

– Người bệnh nên rèn thói quen đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng hoặc một thời gian thích hợp, xoa bóp bụng nhẹ nhàng trước khi đi ngoài.

Xoa bóp bụng nhẹ nhàng rất tốt cho tiêu hóa

– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thư giãn, tập thể dục, đi bộ, tránh căng thẳng thần kinh sẽ ít nhiều cải thiện các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích

Nguyễn Tâm – Tổng hợp

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button