Rối loạn tiêu hóa

Cẩn trọng khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

Khi cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng bất thường, đây có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh nào đó. Dù bệnh có nguy hiểm hay không nhưng cũng cần được chuẩn đoán và chữa trị dứt điểm để tránh biến chứng về sau. Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng phổ biến ai cũng từng gặp một lần trong đời và nếu để bệnh tình kéo dài cũng gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vai trò của hệ vi sinh với đường tiêu hóa

Hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Ở đại tràng có khoảng 400 – 500 loại vi khuẩn có ích khác nhau, ngoài việc tham gia vào khâu cuối cùng của quá trình tiêu hóa còn đảm nhiệm chức năng bảo vệ đại tràng. Các vi khuẩn này có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Đồng thời sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Trong môi truờng hoạt động thuận lợi của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Khi các cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường sẽ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Thực chất đây là hiện tượng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tỉ lệ cân bằng (85% vi khuẩn có lợi – 15% vi khuẩn có hại) bị phá vỡ dẫn tới tình trạng loạn khuẩn đường ruột, từ đó xuất hiện những triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, táo bón xen kẽ tiêu chảy.

Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học, không đảm bảo vệ sinh, tác dụng phụ của thuốc Tây, tinh thần căng thẳng kéo dài… Thông thường, bạn chỉ cần khắc phục những vấn đề đó, kết hợp bổ sung men vi sinh, bệnh sẽ biến mất sau một vài ngày.


Rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi

Tuy nhiên, có một số trường hợp người bệnh chủ quan, không điều trị dứt điểm, khiến bệnh thêm trầm trọng, thường xuyên tái phát và gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của bản thân. Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ khiến cơ thể mất nước trầm trọng (do tiêu chảy quá nhiều), mệt mỏi, chán ăn, thậm chí là suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ…

Nặng hơn, khi hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh lý như: viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ, ung thư đường ruột. Khi đó, quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều và thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Đây chính là lý do vì sao cần chữa rối loạn tiêu hóa càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi gặp phải hội chứng này:

–         Ăn thức ăn rõ nguồn gốc, tránh đồ ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh;

–         Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn đồ dạng lỏng như: cháo, súp để cơ thể dễ dàng tiêu hóa, tránh ăn quá no, quá nhanh;

–         Hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ nhiều tinh bột dễ khiến cơ thể khó tiêu, tăng áp lực cho hệ tiêu hóa;

–         Bổ sung chất xơ từ rau củ quả đối với trường hợp bị táo bón kéo dài;


Nên bổ sung nhiều chất xơ, rau củ

–         Uống nước để hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn, nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày;

–         Nói không với bia rượu, thuốc lá và chất kích thích. Đây có thể xem là kẻ thù của đường tiêu hóa, đặc biệt khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bạn càng phải tránh xa chúng;

–         Ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để tăng sức đề kháng như: cam, bưởi, kiwi, dâu tây, đu đủ…

–         Tránh các đồ ăn lạ, đồ tanh, sống, đồ quá chua, cay như: ớt, nem chua, gỏi sống, tiết canh, dưa cà muối…

–         Duy trì một tinh thần thoải mái, hạn chế stress khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ;

–         Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, thực hiện “ăn chín uống sôi”;

–         Uống men vi sinh là giải pháp được xem là tối ưu cho những người bị rối loạn tiêu hóa, bởi nó cung cấp nhanh số lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tốt. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh việc tự ý mua thuốc uống có thể khiến bệnh càng nặng hơn.

Khi có những dấu hiệu như: đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt cao… bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, hoặc bạn cũng có thể gọi tới tổng đài 1800 6568 (miễn cước gọi), đội ngũ bác sĩ, dược sỹ giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

 

Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button