Ung thư đại tràng

Một số dạng polyp đại tràng thường gặp

Polyp đại tràng là một hoặc nhiều khối u bất thường hình thành trên bề mặt đại tràng. Đa số polyp đều lành tính, nhưng nếu không được điều trị sớm, các khối u có thể phát triển thành ung thư, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

 Trong thực tế, chúng ta thường gặp 2 dạng polyp: Polyp đại tràng tăng sản và polyp đại tràng tuyến.

1. Polyp đại tràng tăng sản (Hyperplastic polyp)

Polyp đại tràng tăng sản thường có kích thước nhỏ, chiếm khoảng 15% trong tổng số người mắc polyp đại tràng, thường gặp ở đoạn cuối của đại tràng hoặc tại trực tràng.

Khi nội soi sẽ thấy khối polyp nhỏ hơn 5mm, không có cuống, màu nhạt hơn so với niêm mạc xung quanh. Polyp đại tràng tăng sản thường lành tính, không cần cắt bỏ khi không gây biến chứng.


Thường gặp 2 loại polyp đại tràng

2. Polyp đại tràng tuyến (Adenomatous polyp)

Có khoảng 2/3 polyp đại tràng là polyp đại tràng tuyến. Theo các chuyên gia, polyp đại tràng tuyến có kích thước càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Do đó, các polyp đại tràng lớn cần phải được nội soi hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

Khi nội soi kiểm tra, bạn sẽ thấy kích thước polyp thay đổi khác nhau, có cuống hoặc không, polyp có màu đỏ, có múi hoặc giống hoa súp lơ. Có thể gặp ở tất cả đoạn của đại tràng nhưng hay gặp nhất là đại tràng sigma.

Polyp đại tràng thường xuất hiện những triệu chứng:

Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh polyp đại tràng. Máu có thể dính ở giấy vệ sinh khi đi đại tiện hoặc lẫn trong phân.

– Đi ngoài phân lỏng: Khi polyp nằm ở vị trí trực tràng thấp, sát hậu môn, nhất là khi polyp to, bị viêm sẽ gây ra hội chứng ruột kích thích khiến bệnh nhân đi ngoài nhiều lần trong ngày.

– Đau bụng: Có một số trường hợp khối polyp quá lớn gây bán tắc ruột hoặc tắc hoàn toàn và xuất hiện những cơn đau bụng, kèm theo cảm giác buồn nôn, bí trung, đại tiện.

Bệnh nhân polyp đại tràng thường đau bụng, đi ngoài ra máu

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp không xuất hiện các triệu chứng kể trên nhưng vẫn có polyp đại tràng. Vì thế, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng một trong các phương pháp sau để tầm soát polyp đại tràng: Chụp cản quang đại tràng, nội soi đại trực tràng, soi đại tràng sigma, xét nghiệm phân…

Điều trị polyp đại tràng

Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là cắt polyp qua nội soi. Các polyp được cắt thành từng mẩu nhỏ bằng một dụng cụ luồn qua ống nội soi đại tràng. Nếu trường hợp polyp có kích thước quá lớn, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật.

Phương pháp này khá an toàn. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra biến chứng như: Chảy máu hoặc thủng đại tràng dù tỉ lệ rất thấp.

Theo dõi sau khi cắt polyp đại tràng:

– Polyp tăng sản: Cần đi kiểm tra lại đại tràng sau 10 năm.

– Polyp tuyến: Bệnh nhân đã bị polyp tuyến thường có nguy cơ tái phát cao. Sau 3 năm kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu, khả năng tái phát polyp là 25 – 30%. Một số polyp có thể đã hiện diện trong lần nội soi trước nhưng bị bỏ sót vì quá nhỏ. Một số khác mới vừa hình thành sau này. Do đó, sau khi cắt 3 đến 5 năm, người bệnh nên nội soi đại tràng để kiểm tra.

Tìm hiểu: Polyp đại tràng có nguy hiểm không,  

Dùng thuốc trong điều trị viêm đại tràng mãn tính

Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button