Đi Ngoài

7 điều không nên làm khi bị táo bón

Táo bón không chỉ gây ra nhiều khó chịu mà còn dẫn đến tắc nghẽn ruột già, nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ. Khi tình trạng này xảy ra, nếu bạn không muốn bệnh trở nên nặng hơn thì tuyệt đối không nên làm 7 điều dưới đây:

1.Ăn thức ăn chứa nhiều mỡ

Thịt mỡ rất khó tiêu hóa, kỵ với bệnh nhân viêm loét đại tràng. Hay các món chế biến dạng chiên, xào… chứa hàm lượng mỡ cao bạn cũng nên hạn chế tối đa. Thay vào đó, bạn có thể ăn thịt nạc xay, thái mỏng để giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu hơn, tránh tổn thương cho đại tràng.

2.Uống sữa và các sản phẩm từ sữa

Tiêu thụ số lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi. Các sản phẩm từ sữa mà bạn không nên dùng nhiều khi bị táo bón: Sữa bò, kem, phomat… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dung các sản phẩm từ sữa có hàm lượng lactose thấp như: pho mát cứng, sữa chua…

Bị táo bón không nên uống sữa

3.     Uống rượu và cà phê

Khi đang trong tình trạng táo bón, rượu và cà phê là 2 thứ bạn cần tránh xa.  Bác sỹ Bhavesh Shah thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Long Beach cho hay: “Uống rượu gây ức chế hooc-môn chống lợi tiểu (AHD), đi tiểu nhiều có thể gây ra hiện tượng mất nước và khiến cho táo bón càng trầm trọng hơn. Tương tự, cafein có trong cà phê là 1 chất kích thích nên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.”

không nên uống rượu cà phê

4.     Lười vận động

Khi bạn không vận động lượng phân sẽ bị dồn ứ. Hệ tiêu hóa không có sự hoạt động, không có nước trong phân khiến phân cứng rắn, đường ruột bị khô. Nhu động ruột bị giảm, hoạt động kém đi, do đó nó sẽ khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài gây táo bón.

5.     Dùng quá nhiều sắt hoặc canxi

Tiêu thụ quá nhiều canxi và sắt có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón. Đặc biệt lưu ý với phụ nữ mang thai và trẻ em – 2 đối tượng cần bổ sung nhiều canxi và sắt, rất dễ dẫn tới tình trạng táo bón. Do đó, khi bạn muốn bổ sung 2 chất này cũng cần tham khảo và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và dùng quá liều, dẫn tới nhiều nguy hại cho sức khỏe.

6.     Uống thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau khiến bạn có nguy cơ cao bị táo bón. Vì nó có thể làm giảm nhu động ruột và giảm quá trình hấp thu nước từ ruột và gây nên tình trạng táo nón. Nếu bạn bị táo bón sau khi dùng các loại thuốc giảm đau thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để hạn chế hoặc thay đổi loại thuốc.


Không nên uống thuốc giảm đau

7.     Uống ít nước

Không uống đủ nước có thể gây ra tình trạng phân khô và cứng. Nước được hấp thụ ở ruột, giúp ruột kết và làm cho phân mềm đi. Do đó, khi bị táo bón người bệnh cần bổ sung nhiều nước giúp quá trình tiêu hóa được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Đồng thời, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm giúp nhuận tràng, như các loại rau: mồng tơi, rau đay, bắp cải…, các loại củ: khoai lang, bí đỏ, khoai tây, củ cải trắng…, các loại ngũ cốc, đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, gạo lứt…sẽ giúp bạn phòng tránh và giảm tình trạng táo bón kéo dài gây khó chịu.

Xem thêm : Rối loạn tiêu hóa do thời tiết nắng nóng

Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button