Rối loạn tiêu hóaTriệu chứng đại tràng

5 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và cách xử trí

Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài và dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là một trong những chứng bệnh phổ biến. Xử trí ra sao để an toàn cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

–   Rối loạn đại tiện:

Trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

–   Đau bụng:

Triệu chứng này có thể xuất hiện với các cơn đau hình thái, mức độ khác nhau, từ đau nhẹ, tới quằn quại hoặc đau như dao cắt. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, đôi khi cũng có thể đau ở các vị trí khác.

–   Đầy hơi:

Do sự lên men của vi sinh vật hoặc rối loạn chuyển hóa tinh bột trong hệ tiêu hóa, trẻ em có thể gặp phải triệu chứng đầy hơi, kèm theo sình bụng, bụng căng to. Đây là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa.

–   Trẻ cũng có thể xuất hiện các biểu hiện như ợ chua, đắng, hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa…

Để có hướng điều trị phù hợp, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Các mẹ cùng tìm hiểu 5 nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ dưới đây nhé:

Trẻ có thể bị ỉa chảy, nôn mửa

  Rối loạn tiêu hóa do sức đề kháng kém

Với trẻ nhỏ, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoàn thiện chức năng, sức đề kháng còn kém. Do đó, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa, hệ vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ cũng chưa đủ sức để ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn có hại xâm nhập vào từ đường ăn uống, hô hấp. Khi đó, hiện tượng rối loạn tiêu hóa sẽ xảy ra với các biểu hiện như: tiêu chảy, nôn mửa…

Rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh

Khi xảy ra một số bệnh lý và cần điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa ở trẻ. Bởi kháng sinh chính là thủ phạm tiêu diệt vi khuẩn có lợi của đường ruột, gây loạn khuẩn, dẫn tới chứng tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ do chế độ ăn không hợp lý

Không ít bà mẹ còn khá vụng về trong việc chăm con, cho con ăn những đồ không đảm bảo vệ sinh, hoặc đồ ăn chứa nhiều protein, đường, dầu mỡ…khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy…

Các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều một loại thức ăn nào đó bởi hệ tiêu hóa của con vẫn chưa hoàn thiện, không hấp thụ được hết tất cả thức ăn.

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em do tiếp xúc với môi trường không đảm bảo vệ sinh

Trong môi trường sống có chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nếu bạn không có biện pháp ngăn chặn, giữ vệ sinh cho bé cẩn thận. Bé chơi đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay… chính là nguy cơ tiềm ẩn gây nên chứng rối loạn tiêu hóa đấy nhé.

  Rối loạn tiêu hóa do các bệnh lý

Rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng của một số bệnh như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột… ở trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thêm một số biểu hiện như đầy bụng khó tiêu, chán ăn, kém ăn…

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên cho ăn cháo, xay thêm rau củ quả

Cần phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Đó là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh khi con trẻ gặp phải vấn đề này. Khi trẻ có một trong những dấu hiệu như: tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn trớ, chán ăn…bạn cần thực hiện ngay những điều này:

–  Cho trẻ ăn đồ dễ tiêu như: cháo, bột…chia nhỏ ra các bữa trong ngày,

–  Ăn đủ lượng rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ và vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ,

–  Cho trẻ uống nước hoặc bổ sung nước điện giải khi trẻ bị tiêu chảy,

–  Bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn có lợi của đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường,

–  Không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc, đồ nhiều dầu mỡ,

–  Vệ sinh môi trường sống của trẻ thường xuyên, đặc biệt những đồ đạc trẻ hay tiếp xúc như: đồ chơi, giường, bàn ghế… tránh vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Nếu những biểu hiện rối loạn của trẻ kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và phát hiện sớm bệnh, từ đó có hướng điều trị để hệ tiêu hóa của trẻ phát triển khỏe mạnh.

 

 

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button