Viêm Đại Tràng Cấp Tính

Vi khuẩn và ký sinh trùng – Kẻ thù của đại tràng

Vi khuẩn, ký sinh trùng là những nguyên nhân gây các bệnh lý về đại tràng. Hiểu rõ từng nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách phòng tránh bệnh tốt hơn thông qua một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.

 Dưới đây là một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng là “kẻ thù” của đại tràng:

Kí sinh trùng giardia:

có trong các nguồn nước ô nhiễm ngoài tự nhiên thậm chí ở các giếng ăn, hồ bơi công cộng. Nếu không may uống phải nguồn nước này sẽ rất dễ bị tiêu chảy.

Kí sinh trùng giardia

Vi khuẩn Campylobacter:

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Mỹ thì mỗi năm có 2,4 triệu người Mỹ mắc “bệnh nhiễm khuẩn Campylobacter”- một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất trên thế giới. Đây cũng là những loại vi khuẩn gây tổn thương đại tràng thông qua con đường thực phẩm bẩn. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây ra hàng loạt các rối loạn liên quan đến tiêu hóa cùng với tình trạng tiêu chảy, mất nước và viêm đại tràng.

 

Vi khuẩn Campylobacter

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli):

Sống trong ruột của người và động vật, gây ra các chứng ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp, viêm loét đại tràng. Chúng ta có thể bị nhiễm E.coli từ nguồn nước bẩn hoặc từ thực phẩm, đặc biệt có trong rau sống và thịt bò tái. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ có những triệu chứng: đau bụng quanh rốn, tiêu chảy có thể kèm theo máu, buồn nôn và nôn.


Khuẩn E. coli gây biểu hiện tiêu chảy

Vi khuẩn amip

Khi kén amip xâm nhập và đại tràng thì chỉ sau 2 – 6 tuần người bệnh sẽ có những biểu hiện ban đầu như: đau bụng, tiêu chảy. Bệnh tiến triển nặng với những đợt cấp người bệnh có thể đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân có máu và nhày, cảm giác mót rặn và muốn đi tiếp, cơ thể mệt mỏi, chán ăn nhưng không có biểu hiện sốt. Amip là vi khuẩn nguy hiểm, có thể gây tổn thương, viêm loét ở cả manh tràng, đại tràng và trực tràng. Bệnh thường kéo dài và vài tháng lại xảy ra một đợt cấp. Người bệnh bị nhiễm khuẩn amip do ăn phải các loại rau được trồng ở đất có chứa phân người hoặc rau bị người trồng dùng phân người để bón hoặc tưới.

Vi khuẩn amip

Trực khuẩn lỵ (Shigella):

gây tổn thương nhiều nhất tới đại tràng dưới, đại tràng xích ma, trực tràng. Trực khuẩn lỵ vào từ miệng, đến dạ dày, vượt qua lớp axít ở dạ dày nhờ tính đề kháng với a xít cao, qua ruột non, tới đại tràng. Chúng  xâm nhập vào niêm mạc đại tràng hoặc hạch mạc treo đại tràng, tiêu huỷ lớp tế bào biểu mô niêm mạc, giải phóng độc tố, gây viêm, xuất tiết, chảy máu, gây hội chứng nhiễm độc toàn thân, kèm theo các biểu hiện: sốt, đại tiện nhiều lần, trong phân có nhày và máu, đau quặn bụng… Trực khuẩn Shigella có thể tồn tại trong đất từ 6 đến 7 tuần, còn ở nhiệt độ trung bình, nó có thể tồn tại từ 7 đến 10 ngày trong nước ngọt, trong các loại rau sống, thức ăn. Chúng ta có thể bị nhiễm trực khuẩn lỵ trực tiếp từ người bệnh qua đường miệng, tay chân hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh.


Trực khuẩn lỵ dễ lây nhiễm qua thức ăn không hợp vệ sinh

Vi khuẩn lao:

viêm đại tràng do lao ruột, có thể thứ phát sau lao phổi hoặc cũng có thể gặp lao ruột nguyên phát do bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao qua đường ăn uống.
Bệnh diễn tiến mãn tính với những triệu chứng nhiễm lao: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi biếng ăn, thể trạng suy sụp và rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, đi ngoài tiêu chảy kéo dài, có lúc táo bón xen kẽ tiêu chảy, phân đàm nhớt hoặc có máu. Bệnh có thể diễn tiến gây tắc ruột hoặc lao màng bụng.

Vi khuẩn lao

Virus HIV:

gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch khiến cơ thể yếu dần đi và mất sức đề kháng. Khi đến giai đoạn AIDS, các vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây viêm loét ở nhiều bộ phân trong cơ thể. HIV không trực tiếp gây viêm đại tràng nhưng cũng gián tiếp để các vi khuẩn khác tấn công và làm tổn thương đại tràng.

Vi khuẩn HIV

Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng như: đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, rối loạn đại tiện, hãy gọi tới tổng đài 1800 6568 (miễn cước gọi) để được đội ngũ bác sỹ, dược sĩ tư vấn chuyên sâu hơn.

 

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button