Đau Bụng

Sinh viên mắc bệnh đại tràng vì những tật xấu “đi cùng năm tháng”

Vào đại học, môi trường sống cũng như môi trường học tập của những tân sinh viên, đặc biệt là các tân sinh viên đi học xa nhà thay đổi khá nhiều. Sống xa gia đình, những cô cậu tân sinh viên phải tự lo lắng xoay sở cho cuộc sống của mình từ những việc nhỏ nhất. Ăn, ngủ, học hành, sinh hoạt… không ai quản lý như lúc ở gần bố mẹ nên thường mắc phải những tật xấu đặc trưng của sinh viên, mà vô tình chính những tật xấu này lại gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.

Theo thống kê sơ bộ, số lượng người trẻ đang trong độ tuổi sinh viên mắc bệnh đại tràng ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do những thói quen “kinh điển” sau:

Tổng hợp các thói quen không tốt cho sức khoẻ của sinh viên

Hầu hết sinh viên đều thức rất khuya và dậy muộn, ngủ nướng các ngày nghỉ khiến đồng hồ sinh học bị đảo lộn

1. Mèo lười

Lên đại học, sống xa gia đình là điều kiện lý tưởng để virus lây lan bệnh lười có điều kiện phát triển, đặc biệt là với các sinh viên nam: lười tắm, lười giặt đồ, lười nấu cơm… Hai cái lười đầu tiên sẽ được cải thiện khi… hết quần áo mặc và khi… có bạn gái, còn chuyện lười nấu cơm thì chẳng lo vì đã có các quán cơm bụi mọc lên nhan nhản quanh khu vực có nhiều sinh viên ở trọ. Ra hàng ăn cơm vừa nhanh, vừa tiện, lại vừa nhàn nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ do điều kiện vệ sinh ăn uống không được đảm bảo. Bạn Ngô Thế Duyệt – sinh viên năm nhất trường Đại học Bách khoa Hà Nội kể: “Bọn mình hay đi học về muộn nên rất ngại nấu nướng, ăn xong thì ngại nhất… rửa bát, cứ đùn đẩy nhau chẳng ai muốn rửa nên thường rủ nhau ra hàng cơm bụi gần phòng trọ ăn cho tiện. Có nhiều hôm ăn cơm xong về mình bị đau bụng đi ngoài cả buổi, chắc do họ nấu không sạch hoặc đồ ăn không đảm bảo”.

  Chế độ ăn uống là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn HP
Cơm quán, phở đường phố mất vệ sinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài

Sống xa nhà, tiền chi tiêu hàng tháng bố mẹ gửi cho có hạn, nếu muốn học thêm hay lỡ mua sắm quá tay, liên hoan bạn bè… thì chắc chắn phải cắt bớt chi tiêu ăn uống, cộng thêm con “virus lười” đã tồn tại sẵn trong người nên mì tôm – thức ăn đóng gói tiện lợi đã trở thành bạn “tri kỷ” của khá nhiều sinh viên. Với nguyên liệu chính là bột mỳ, dầu ăn cùng một số gia vị tạo hương, bột ngọt… mì tôm chỉ là thức ăn giúp làm no dạ dày chứ không có nhiều giá trị về dinh dưỡng. Chưa kể nó còn chứa rất nhiều chất điều chỉnh axit, chất tăng cường hương vị, chất làm đông đặc, chất giữ ẩm, chất chống ôxy hóa, chất xử lý bột, hóa chất bảo quản… rất có hại cho đường tiêu hóa, lâu ngày sẽ dẫn tới rối loạn đường tiêu hóa thường xuyên và mắc bệnh đại tràng.


Sinh viên và những thói quen xấu dẫn đến sức khỏe bất ổn định và việc học hành bị bỏ bê

2. Sinh hoạt không đúng giờ giấc

Phần lớn rất nhiều sinh có xu hướng thức khuya làm “cú đêm” để xem phim, chơi game, online facebook, đọc truyện đến 3, 4 giờ sáng rồi sau đó lại ngủ đến 12 giờ trưa và chiều lại lên giảng đường. Việc sinh hoạt nghỉ ngơi không đúng cách, thường xuyên thức khuya và ngủ nướng khiến cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng cơ thể giảm, dễ cảm cúm và đặc biệt là mắc các bệnh về đường tiêu hóa như chứng rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng…

Chơi game thâu đêm, ăm mỳ tôm thay cơm dẫn đấn đau bụng, đi ngoài, nhiễm khuẩn đường ruột

Bạn Nguyễn Quỳnh Mai – sinh viên năm hai Học viện Ngoại giao kể: “Bọn mình ở kí túc xá nữ, cứ tối đến lại có thói quen túm tụm lại rồi mở phim bộ Hàn Quốc xem. Nhiều hôm phim hay quá xem liền một mạch đến 4 – 5h sáng mới chịu đi ngủ. Sau đó ngủ nướng đến tận 12h trưa luôn chẳng cần ăn uống gì cả. Con gái thì hay thức khuya xem phim còn con trai thì ham rủ nhau đá PES, FiFa online. Nói chung không thức khuya không phải là sinh viên”.

Học hành căng thẳng cộng với thức khuya nhiều đều là những tác nhân rất có hại dễ dẫn đến mắc bệnh đại tràng. Khi thức khuya, ngủ nướng nhịn bữa sẽ khiến hệ vi sinh đường ruột và dịch vị bị rối loạn, mất cân bằng, làm tê liệt niêm mạc ruột và không hấp thu được dưỡng chất. Vi khuẩn có hại có cơ hội tấn công mạnh làm các ổ viêm trợt loét trong đại tràng tiếp tục lan rộng.

 
Học hành căng thẳng, stress kéo dài cũng khiến cho đường tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng

Ngoài ra, các chất kích thích như nước chè, cà phê hay được các bạn sinh viên sử dụng để chống cơn buồn ngủ làm đại tràng phản ứng, co thắt mạnh gây ra cơn đau quặn bụng. Chức năng đại tràng và các tạng phủ suy yếu và ngày càng rối loạn nghiêm trọng.

 
Đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và kết quả học tập

Đó chỉ là hai trong số rất nhiều tật xấu “đi cùng năm tháng” của sinh viên có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe đường tiêu hóa. Bệnh đại tràng rất dễ điều trị khi mới mắc, nhưng nếu để lâu sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống. Vì vậy lời khuyên cho các bạn sinh viên là hãy thiết lập cho mình những thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý để luôn có sức khỏe tốt, để sống hết mình với tuổi trẻ và những đam mê.

 
Học hành, nghỉ ngơi, giải trí thể thao lành mạnh khiến sức khỏe tốt hơn và học tập tốt hơn các bạn nhé

Xem thêm

Phân loại tiêu chảy và nguyên tắc điều trị
Những biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng mãn tính
Nguyên nhân và triệu chứng của táo bón

 

Ngô Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button