Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Nguyên nhân và triệu chứng của Amip đường ruột

Amip ký sinh trong người có nhiều loài, trong đó Entamoeba Hystolitica là thường gặp nhất. Amip hay gây bệnh ở đường ruột nhưng cũng có thể gặp ở các cơ quan khác như não, gan…

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LỴ AMIP ĐƯỜNG RUỘT

Nguồn bệnh: Người bệnh ( cả thể cấp và mạn) và người lành mang trùng, thải kén theo phân ô nhiễm vào thức ăn, nước uống.

Mầm bệnh: Đơn bào Entamoeba Hystolitica , dựa vào sinh lý của E.Histolytica chia thành 3 thể:

+ Thể hoạt động lớn: bắt được nhiều trong nhày- máu của người bệnh, trong bào tương của amip có nhiều hồng cầu.

+ Thể hoạt động nhỏ: sống trong lòng của đại tràng, trong bào tương không có hồng cầu, chuyển động chậm.

+ Thể kén: là thể được tạo thành từ thể hoạt động nhỏ, Sự tạo thành thể kén là tất yếu trong vòng đời của amip và đóng vai trò lây bệnh.

Amip đường ruột

CƠ CHẾ GÂY BỆNH AMIP ĐƯỜNG RUỘT

Kén amip xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá. Khi tới dạ dày, nhờ tác dụng của dịch vị phá vỡ vỏ, bốn nhân trong kén được giải phóng phát triển thành 4 amip nhỏ sau đó chúng di chuyển xuống cư trú ở hồi manh tràng là nơi giàu chất dinh dưỡng, pH thích hợp và có nhiều vi khuẩn cộng sinh. Bình thường amip nhỏ không xâm nhập được vào thành ruột để gây bệnh mà theo phân xuống đại tràng thải ra ngoài. Một số amip nhỏ co lại thành kén và cũng được thải theo phân ra ngoài là nguy cơ lây lan cho người khác.

Khi thành ruột bị tổn thương (do vi khuẩn khác hoặc chấn thương) amip nhỏ mới tấn công được vào thành ruột, sinh sản tại đó và tiết ra các men tiêu protein dẫn đến hoại tử tế bào niêm mạc ruột, tạo thành những vết loét. Những vết loét gần nhau có thể thông với nhau tạo thành vết loét lớn hơn, sâu tới lớp cơ và cùng với các vi khuẩn tạo nên các ổ áp xe sâu, có thể gây thủng ruột và viêm phúc mạc mủ.

Phân loại các thể  lâm sàng bệnh amip đường ruột:

+ Thể amip ruột cấp tính.

+ Thể amip ruột mạn tính: Lỵ amip mạn tính.

+ Biến chứng ở ruột do amip: Viêm phúc mạc do thủng ruột, u amip, viêm ruột thừa do amip, co thắt đại tràng do sẹo.

TRIỆU CHỨNG & CHẨN ĐOÁN AMIP ĐƯỜNG RUỘT

Triệu chứng:

LỴ AMIP CẤP TÍNH

Ủ bệnh: Kéo dài từ 1-2 tuần cho tới 3 tháng.

Khởi phát: Có thể từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nhân có thể thấy dấu hiệu tiến triển: Mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, đau bụng… hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc không rõ ràng ( không sốt, bạch cầu không tăng)

Toàn phát:

Hội chứng lỵ:

+Đau quặn bụng: đau bụng quặn từng cơn ở vùng hố chậu phải hoặc cả 2 bên hố chậu.

+Mót rặn và đi ngoài “giả”: cảm giác mót rặn sau mỗi cơn đau quặn, đi ngoài phải rặn nhiều và nếu kéo dài có thể dẫn tới biến chứng trĩ hoặc sa niêm mạc trực tràng. ở bệnh nhân lỵ amip thường thấy đi ngoài “giả” tức là rất mót đi ngoài nhưng lại không có phân.

+Đi ngoài nhiều lần, phân nhầy máu: Số lần đi ngoài ở bệnh nhân lỵ amip thường từ 4-10 lần/ngày.. Lúc đầu phân thường lỏng, có bã phân nhưng những ngày sau phân chỉ còn nhầy trong như nhựa chuối và máu. Nhầy và máu thường riêng rẽ chứ không hoà lẫn.

Ở bệnh nhân lỵ amip ngoài những biểu hiện ở ruột, những cơ quan khác rất ít biến đổi. Xét nghiệm máu và nước tiểu đều trong giới hạn bình thường.

LỴ AMIP MÃN TÍNH

-Lỵ amip cấp tính thường kéo dài 4-6 tuần, nếu không được điều trị đặc hiệu thì sẽ chuyển sang mạn tính. Sau thời kỳ cấp tính dù không được điều trị bệnh nhân cũng cảm thấy đỡ dần, số lần đi ngoài giảm dần như có xu hướng khỏi. Tuy vậy bệnh vẫn diễn biến âm ỉ mạn tính và sẽ có những đợt tái phát cấp tính.

Biến chứng ở ruột do lỵ amip:

– Viêm phúc mạc do thủng ruột

– U amip (ameboma) đại tràng

Polyp đại tràng do lỵ amip

– Chảy máy ruột do lỵ amip

– Sa niêm mạc trực tràng do lỵ amip

– Viêm ruột thừa do amip.

Cận lâm sàng:

Soi tươi bệnh phẩm trên kính hiển vi quang học: Chẩn đoán quyết định phải dựa vào việc xác định E. histolytica ở trong phân, mủ các ổ áp xe của bệnh nhân, phải soi ngay khi mới lấy bệnh phẩm. Ngoài ra có thể ứng dụng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phản ứng kết hợp bổ thể hoặc nuôi cấy amip ở môi trường nhân tạo và cấy truyền bệnh cho động vật thực nghiệm (mèo, chuột…).

X-Quang, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm: Để xác định những ổ áp xe hoặc u amip.

Trong trường hợp áp xe gan, thận, phổi có thể chọc hút sẽ thấy mủ màu sôcôla. Tìm E. histolytica và tinh thể Charcot-Leyden trong phân hoặc dịch mủ của ổ áp xe.

Tìm hiểu: Cách điều trị polyp đại tràng

Bệnh tiêu hóa?
Bệnh phình đại tràng là gì, nguyên nhân và cách điều trị?
Bệnh Nấm Trực Tràng

Bs.Trần Thùy Dương

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button