Viêm Đại Tràng Mãn Tính

Giải đáp những băn khoăn của người bệnh Viêm Đại Tràng

Viêm đại tràng mãn tính là sự tổn thương, viêm nhiễm một đoạn đại tràng hay toàn bộ khung đại tràng, làm rối loạn các chức năng của đại tràng. Với biểu hiện niêm mạc đại tràng chảy máu, hoạt động kém bền vững hoặc xuất hiện các ổ loét, các ổ áp xe nhỏ.

 Thắc mắc về nguyên nhân gây bệnh đại tràng

Theo nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa, sự xuất hiện của bệnh đại tràng mãn tính do các nguyên nhân sau:

1.Do Amip – lị Amip

Amip còn gọi là trùng biến hình. Nó được xem là thủ phạm chính gây lên những tổn thương của bệnh viêm đại tràng, trực tràng và manh tràng.

2.Viêm đại tràng màng giả

Sự xuất hiện và hoạt động của vi khuẩn Clostridium difficile cộng với liều lượng thuốc kháng sinh sử dụng trong một thời gian dài khiến cho đường ruột bị rối loạn khuẩn.

3.Viêm đại tràng mãn tính do lao – lao ruột

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn lao qua đường thực phẩm.

4.Viêm loét đại tràng vô căn

Viêm loét đại tràng vô căn nghĩa là không tìm thấy nguyên nhân dẫn tới bệnh. Nguyên do có thể từ các tác nhân như rối loạn hệ miễn dịch tiêu hóa bởi những người bệnh bị stress nặng.

5.Một số nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính khác

Ngoài ra còn một số yếu tố khác gây lên bệnh như: bệnh Crohn, AIDS, Chyamydia, lậu herpes simplex virut hay xạ trị vùng bụng và chậu.

rối loạn đại tiện là triệu chứng bệnh đại tràng
Rối loạn đại tiện là triệu chứng bệnh đại tràng

Thắc mắc về dấu hiệu bệnh đại tràng

Dấu hiệu của bệnh lý là khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Nó được phân ở hai cấp độ cơ bản là: các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

1. Triệu chứng lâm sàng

Đau bụng ở vùng hạ sườn phải và trái, khu vực hố chậu hai bên, đau lan dọc theo khung của đại tràng từng cơn, đau quặn và thậm chí kéo dài âm ỉ. Đặc biệt, khi căng thẳng, stress sẽ xuất hiện các cơn đau.

Xuất hiện rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện cụ thể như: phân nát, lỏng, mót rặn và đau khu vực trong hậu môn.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, bụng chướng, đầy hơi

2.Triệu chứng cận lâm sàng

Người bệnh có biểu hiện thiếu máu, sắc mặt nhợt nhạt, tăng về số lượng bạch cầu và tốc độ lắng máu cao hơn bình thường.

Khi tiến hành nội soi bộ phận đại trực tràng thì niêm mạc bị viêm, xuất huyết, có các vết sẹo đan xen với các thương tổn đang trong quá trình hoạt động.

Khi tiến hành sinh thiết đại tràng sẽ thấy xuất hiện viêm mãn tính, tuyến tăng sinh thưa thớt dần.

Thắc mắc về phương pháp điều trị bệnh đại tràng

Nên điều trị đại tràng theo Đông y (Y học cổ truyền) hay Tây y (Y học hiện đại)?

1. Điều trị theo Tây y

Người bệnh sau khi được bác sĩ khám và làm xét nghiệm sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với từng trường hợp viêm đại tràng mãn tính. Một số loại thuốc để loại trừ các tác nhân gây bệnh sẽ được kê như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc trung hòa và giảm tiết acid, thuốc chống tiêu chảy…

Những trường hợp cần đến ngoại khoa như: cắt polyp, cắt bỏ khối ung thư, kết hợp truyền hóa chất, xạ trị để điều trị tích cực cũng là thế mạnh của y học hiện đại.

2. Điều trị theo Đông y

So với các phương pháp theo y học hiện đại, Đông y hay Y học cổ truyền có ưu thế hơn trong việc điều trị vì tính hiệu quả, an toàn và không gây tác dụng phụ.

Công dụng của việc kết hợp giữa các loại thảo dược quý cần có thời gian để tác động tới những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính. Vì vậy, yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì từ 2 đến 3 tháng mới thấy hiệu quả.

Sản phẩm Đông y giúp tái tạo, phục hồi niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương mà vẫn giữ được những vi khuẩn có ích. Đông y được cho là phương pháp điều trị toàn diện dựa trên căn bản âm dương và tổng hòa các cơ quan trên cơ thể.

chế độ ăn uống cho người bệnh đại tràng
Người bệnh đại tràng nên có chế độ ăn uống hợp lý

Thắc mắc về chế độ ăn uống của người bệnh đại tràng

Dinh dưỡng đúng cách giúp bệnh nhanh lành và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Vì vậy người bị viêm đại tràng mãn tính nên ăn:

– Thực phẩm giàu đạm: thịt nạc, sữa đậu nành, sữa không lactose, …

– Thực phẩm giàu Omega 3: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi.

– Tinh bột: cơm, bánh mỹ, ngũ cốc…

– Chất xơ: rau ngót, rau muống, rau cải, khoai lang, đậu đen, sầu riêng…. Nên chọn rau lá non và các loại quả chín.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm mà người bệnh đại tràng mãn tính cần lưu ý không nên ăn, đó là:

– Thức ăn sống, lạnh, nhiễm khuẩn: rau sống, gỏi, các món nộm, ….

– Thực phẩm gây đầy hơi: đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, …

– Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga, …

– Các thực phẩm chứa nhiều lactose gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy như sữa, đồ ăn nhiều đường…

– Thực phẩm cứng: xương sụn.

Nếu bệnh còn đang ở giai đoạn nhẹ thì dùng thêm Nghệ, Nha đam, Mè đen, Quả dứa, quả ổi hàng ngày cũng rất tốt.

Xem thêm: 5 lý do nên ăn rau luộc

Hiện nay, thay đổi chế độ ăn theo khoa học là phương pháp bảo tồn và hữu hiệu nhất. Điều đó vừa giúp cơ thể có được chu trình sinh hoạt hợp lý, vừa nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và quan trọng hơn là nói KHÔNG với bệnh đại tràng.

Thu Phương

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button