Đau Bụng

Bệnh đại tràng, Y học cổ truyền chia làm 4 thể

Căn cứ vào bệnh chứng và nguyên nhân bệnh đại tràng theo Y học cổ truyền gồm có các thể: vị hưTỳ , Thận dương hư hay mệnh môn hoả suy, Can Tỳ bất hoà và khí trệ.

Các thể của Đại tràng trong Y học cổ truyền

1. Thể Tỳ vị hư:

Triệu chứng:

Bụng lạnh đau, nôn ra nước trong, ăn kém, đầy bụng, sôi bụng, phân nát, sống phân, người mệt mỏi, chân tay lạnh, sắc mặt vàng nhợt, chóng mặt, môi nhợt, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng hoặc trơn, mạch tế nhược.

Nguyên nhân:

Do Tỳ vị hư yếu, vận hoá kém, không phân biệt được thanh trọc, thăng giáng thất thường, ăn không tiêu sinh ra đầy bụng sôi bụng, đại tiện phân lúc nát lúc sống.Tả làm cho Tỳ vị càng hư yếu không sinh được tinh hoa, khí huyết kém dần nên mặt bủng, người gầy yếu mệt mỏi, chân tay lạnh chóng mặt, mạch tế nhược là mạch của Tỳ vị hư.

Phương pháp điều trị:

Bổ Tỳ vị (kiện Tỳ, dưỡng vị, hoá thấp).

Phương dược:

Sâm linh, Bạch truật tán.

2. Thể thận dương hư hay mệnh môn hoả suy:

Triệu chứng:

cơ thể lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh, thể trạng gầy, mệt mỏi, ăn kém, bụng lạnh trướng đầy, bụng dưới lạnh đau, ỉa lỏng phân sống, ngũ canh tiết tả, lưng mỏi gối lạnh, tiểu tiện vặt, tiểu đêm, chất lưỡi nhạt bệu có vết hằn răng, mạch trầm trì tế nhược.

Thể này còn được gọi là Tỳ Thận dương hư.

Nguyên nhân:

do tiết tả lâu ngày khiến thận dương hư, dương khí yếu, vị quan không vững nên có những triệu chứng trên. Loại này gọi là “ ngũ canh tiết tả”, sau khi tả được khí được thông lợi nên giảm đau, chất lưỡi nhạt bệu, mạch trầm trì tế nhược là mạch của tỳ Thận dương hư.

Pháp điều trị:

ôn bổ Tỳ Thận dương, cố sáp.

Phương dược:

Nhục đậu khấu, Mộc hương

3. Thể Can Tỳ bất hoà:

Triệu chứng:

ngực sườn trướng đầy đau, hay thở dài, tinh thần ức uất dễ cáu giận, miệng đắng họng khô, ăn uống sút kém, bụng trướng, đại tiện lúc táo, lúc lỏng, sôi bụng, đôi khi phân lẫn nhầy, mỗi khi buồn bực căng thẳng thì phát sinh đau bụng ỉa chảy ngay. Chất lưỡi đỏ nhợt, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng, mạch huyền.

Nguyên nhân:

do Tỳ khí vốn yếu, hoặc là vốn có thực trệ và thấp tà lại gặp khi tình chí thất thường làm hại Can, Can mất sự sơ tiết, hoành nghịch phạm Tỳ khiến Tỳ kém vận hóa, khí cơ không điều hòa nên bụng đau, Tỳ mất sự kiện vận, thuỷ cốc không được tiêu hoá gây ra tiết tả, đại tiện thất thường, lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền là biểu hiện của Can thực, Tỳ hư.

Pháp điều trị:

sơ Can kiện Tỳ (ức Can kiện Tỳ, điều lý khí cơ).

Phương dược:

Bạch truật, Trần bì

4. Thể khí trệ:

Triệu chứng:

trướng đầy bĩ tức khó chịu và đau, riêng về trướng đầy và đau lúc nhẹ lúc nặng, bộ vị thường cố định đau xiên đau nhói, trướng bụng. Trướng đầy mà khó chịu có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện, ăn ít, rêu lưỡi mỏng.

Nguyên nhân:

bệnh này do Can khí uất trệ, khí cơ không đều nên trướng đầy bĩ tức, do Can khí không hoà, Tỳ vận hoá không tốt nên ăn ít, khí hư đình trệ làm cặn bã lưu lại nên đại tiện không thông.

Pháp điều trị:

thuận khí hành trệ.

Phương dược:

Trần bì, sa nhân

Bác sĩ Đinh Văn Minh

TTƯT Nguyễn Thị Hằng

TTƯT Nguyễn Thị Hằng là cố vấn y khoa tại Daitrang.net, website trực thuộc công ty Dược Phẩm Tâm Bình. Sống say mê với nghề và luôn tâm niệm "Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi", bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn về bệnh đại tràng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button